Công nghệ Đông trùng hạ thảo
Như chúng ta đã biết thì đông trùng hạ thảo vốn nổi tiếng là một loại Đông dược quý hiếm. Bất kể đối tượng sử dụng là đàn ông hay phụ nữ, người già hay trẻ nhỏ thì đông trùng hạ thảo đều đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe nếu được dùng đúng cách. Bài viết sau đây giới thiệu về Đông trùng Hạ thảo và công nghệ chế biến:
1.1. Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo vốn được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe. Nó có khả năng bồi dưỡng cơ thể cực kỳ tốt, lại đặc biệt quý hiếm.
Đông trùng hạ thảo là sự kết hợp kì diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất của nó là một loại nấm (có tên gọi là Ophiocordyceps sinensis) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm.
Trong tự nhiên, loài nấm Ophiocordyceps sinensis xuất hiện và phát triển mạnh ở Tây Tạng hay trên các dãy núi cao Hymalaya. Vì thế nên chúng thường được tìm thấy tại những nơi có độ cao từ 4000-5000m so với mực nước biển.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học, đông trùng hạ thảo hiện nay đã có thể được sản xuất nhân tạo. Mặc dù vậy, quá trình nuôi cấy cũng rất phức tạp và đòi hỏi phải có sự can thiệp của công nghệ cao.
Đông trùng hạ thảo khô là một dược liệu vô cùng quý hiếm
Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo
Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo trước nay vẫn luôn được coi là một điều kỳ diệu của thiên nhiên. Vào mùa đông, nấm Ophiocordyceps sinensis phát triển mạnh và sẽ ký sinh vào cơ thể ấu trùng qua đường ăn hoặc lỗ thở. Sau đó chúng bắt đầu ăn sâu, xâm chiếm hết các mô của vật chủ và hút hết chất dinh dưỡng. Ấu trùng cũng vì vậy mà dần dần chết đi.
Đến mùa hè, loại nấm này bắt đầu mọc ra từ cơ thể của ấu trùng. Nó phát triển và vươn nhánh, có màu vàng nâu và trở thành một loại dược liệu quý giá. Với các loại được khai thác tự nhiên, người ta sử dụng cả phần thân ấu trùng và nhánh cây để làm thuốc.
Chính quá trình hình thành này cũng là sự giải thích cho ý nghĩa cái tên của nó: “Đông trùng” chính là ấu trùng vào mùa đông, còn “hạ thảo” là loại cây phát triển vào mùa hè.
1.1.1. Phân loại đông trùng hạ thảo
Trên thị trường hiện nay, dược liệu vô cùng quý giá này cũng có rất nhiều loại. Nó được phân chia dựa trên nguồn gốc, hình thái chế phẩm hoặc theo trạng thái.
Phân loại theo nguồn gốc
Dựa vào nguồn gốc thì chúng ta có thể chia vị thuốc quý giá thành 2 loại là dạng tự nhiên và nhân tạo.
- Loại tự nhiên: Đây là loại có giá trị cao nhất bởi nó vô cùng quý hiếm. Bởi được hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên nên loại này không phải lúc nào cũng có và số lượng cũng hạn chế. Ngoài ra, nó chỉ xuất hiện trên vùng núi cao trên 4000m. Vậy nên việc tìm kiếm và thu hái cũng mất nhiều công sức hơn.
- Loại nuôi cấy nhân tạo: Đây là loại được tạo nên dựa trên công nghệ sinh học. Nấm Ophiocordyceps sinensis sẽ được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng hoặc trên cơ chất khác như gạo lứt, đậu xanh, ngô,.. Chất lượng của sản phẩm nhân tạo cũng rất sát với loại tự nhiên.
Phân loại theo hình thái
Đông trùng hạ thảo được bán ra có thể ở dạng nguyên bản hoặc đã được bào chế thành các dạng chế phẩm dễ sử dụng hơn. Các hình thái tồn tại của dược liệu này có thể là:
- Nguyên con: Với loại này, chúng ta có thể thấy nguyên hình dạng của đông trùng hạ thảo. Nó bao gồm cả phần thân ấu trùng và phần sợi nấm mọc thẳng lên từ đầu của ấu trùng. Dạng này thường được sử dụng bằng cách sắc thuốc uống hoặc có thể ăn sống.
- Dạng nước: Các thành phần tinh túy nhất trong dược liệu có thể được chắt lọc và chiết xuất thành dạng nước. Sau đó đóng thành chai nhỏ để người dùng có thể dễ dàng sử dụng bằng cách uống trực tiếp.
- Dạng bột: Dược liệu được nghiền nhuyễn thành dạng bột bằng máy hoặc thủ công. Dạng này có thể dùng trực tiếp bằng cách pha trà uống hoặc thêm vào món ăn.
- Dạng viên nang: Loại này cũng dạng bột, nhưng được đóng trong các viên con nhộng để dễ dàng bảo quản và sử dụng. Người dùng chỉ cần uống trực tiếp với nước vô cùng dễ dàng, phù hợp với người không thích mùi vị của dược liệu này.
- Dạng túi lọc: Dạng đông trùng hạ thảo này được dùng như các loại trà túi lọc bình thường. Bạn chỉ cần nhúng túi lọc vào cốc nước nóng, để một lúc cho các dưỡng chất thôi hết ra nước và uống trực tiếp.
Phân loại theo trạng thái
Bạn có thể mua đông trùng hạ thảo ở dạng tươi hoặc dạng khô. Mỗi loại sẽ có đặc điểm cũng như cách dùng khác nhau.
- Dạng tươi: Đông trùng hạ thảo tươi phải là loại nguyên con, chưa khai thác quá 1 tháng và được bảo quản trong môi trường dưới -50 độ C. Đây là loại có thể giữ được gần như là nguyên vẹn dưỡng chất, giá trị vô cùng cao. Vậy nên tác dụng của loại tươi cũng hiệu quả hơn loại khô.
- Dạng khô: Sau khi đã làm sạch, đông trùng hạ thảo sẽ được phơi khô để có thể dễ bảo quản. Vì đã qua một số quy trình sơ chế nên sẽ không thể bằng được về hàm lượng dưỡng chất và tác dụng đông trùng hạ thảo tươi. Mặc dù vậy, dạng khô lại có thể để được lâu hơn, phù hợp sử dụng trong thời gian dài.
1.1.2. Thành phần hóa học trong đông trùng hạ thảo
Theo các nghiên cứu khoa học, trong vị thuốc thần kỳ này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong vị thuốc này, protein chiếm đến 25-30%. Ngoài ra còn có 17 loại axit amin, nhiều loại vitamin (A, B, C, E, K), khoáng chất và nguồn lipid lớn.
Không chỉ vậy, trong thành phần của nó còn có D-mannitol – một loại đường có khả năng phòng chống các bệnh tiết niệu, phù não, thiểu niệu,.. Đặc biệt, còn các hoạt chất rất khó để tìm thấy ở những dược liệu khác như Cordycepin, Hydroxyethyl-adenosine và Cordiceptic acid. Những chất này có công dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu diệt virus gây bệnh.
Chính vì những thành phần hóa học trên mà vị thuốc quý này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Đến nay, người ta vẫn đang tiếp tục khám phá các thành phần trong loại dược liệu này.
1.1.3. Tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe
Thường được nhắc đến là một loại “thần dược” vô cùng tuyệt vời, vậy đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Bồi bổ thể trạng, nâng cao sức khỏe
Nhờ hàm lượng dưỡng chất cao, đông trùng hạ thảo được coi như một loại thuốc đại bổ. Có thể sử dụng loại thảo dược này để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Chính vì thể nó sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn, đẩy lùi tình trạng suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, axit amin có trong vị thuốc này có thể kích thích cơ thể sản sinh ra oxy và ATP để nuôi dưỡng các tế bào, đồng thời đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Từ đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mặt hay chứng chán ăn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
Trong phòng và chữa bệnh thì vị “tiên dược” này được dùng để làm gì và phát huy công dụng của đông trùng hạ thảo như thế nào?
- Giúp giảm cholesterol trong máu: Với khả năng này, đông trùng hạ thảo sẽ giúp ngăn ngừa và khắc phục các bệnh như béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,.. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy khả năng lưu thông máu toàn cơ thể.
- Ổn định đường huyết: Loại thảo dược này là giải pháp rất tốt để cân bằng lượng đường trong máu và ổn định huyết áp. Vì thế nên đây cũng là phương thuốc rất tốt dành cho người bị tiểu đường.
- Cải thiện chức năng thận: Một trong những tác dụng của đông trùng hạ thảo là giải độc, bổ sung thận khí. Từ đó giúp tăng cường chức năng thận, giảm tiểu đêm, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh sỏi thận, suy thận.
- Cải thiện sinh lý nam: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, vị thuốc có nguồn gốc từ ấu trùng và nấm này có thể hỗ trợ khắc phục các chứng: Xuất tinh sớm, tinh trùng loãng, rối loạn cương dương, giảm ham muốn ở nam giới.
- Cải thiện hệ hô hấp: Khoa học đã chứng minh loại dược liệu này có tác dụng cải thiện bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Đồng thời nó còn giúp làm sạch phổi và phục hồi các tế bào nang phổi bị hư hỏng do hút thuốc thường xuyên.
- Đẩy lùi bệnh tim mạch: Nhờ khả năng ổn định nhịp tim và tăng cường chức năng tim mạch, dược liệu này rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, đột quỵ, viêm cơ tim. Đây chính là một vị thuốc giúp bạn có trái tim khỏe mạnh.
- Ngăn ngừa ung thư: Với người khỏe mạnh, việc sử dụng vị thuốc này được cho là sẽ giúp làm giảm tối đa nguy cơ ung thư. Còn với những người đang điều trị ung thư, vị thuốc này sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u và ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư.
- Đẩy nhanh quá trình phục hồi: Với những người có sức khỏe kém hoặc đang điều trị bệnh, dùng dược liệu này sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, tăng cường sức chống chọi với bệnh tật, từ đó có thể nhanh chóng bình phục.
Cân bằng nội tiết, đẩy lùi lão hóa
Sự suy giảm nội tiết, đặc biệt là với phái nữ, sẽ khiến cho chúng ta gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống. Một trong những tác dụng đông trùng hạ thảo mang đến nữa là khả năng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó không chỉ giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố’ như rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, nám da,..
Ngoài ra, với khả năng này, đông trùng hạ thảo còn giúp chậm quá trình lão hóa. Chính bởi vậy, nó thường được dùng để làm chậm quá trình tiền mãn kinh. Đây cũng là bí quyết để cải thiện nếp nhăn, giúp làn da luôn tươi trẻ.
1.1. Quy trình công nghệ nuôi cấy đông trùng hạ thảo
- Chuẩn bị phòng nuôi
Phòng nuôi đông trùng hạ thảo
+ Phòng nuôi phải được vô trùng tuyệt đối và có độ sáng cũng như độ thoáng tự nhiên.
+ Trang bị hệ thống phun sương để tạo độ ẩm cần thiết (70 – 85%)
+ Trang bị hệ thống làm lạnh giữ nhiệt độ ổn định (18 – 20 độ C)
+ Hệ thống giàn và giá để đặt các lọ cơ chất, bình nuôi
+ Hệ thống đèn chiếu sáng.
- Chuẩn bị giá thể trồng là bước quan trọng nhất trong cách trồng nấm đông trùng hạ thảo
Giá thể nuôi trồng đông trùng hạ thảo là dung dịch hỗn hợp từ các nguyên liệu gạo lứt, nước dừa, nhộng tằm xay nhuyễn theo tỷ lệ 1,5:5:1,2 cùng một số vi lượng thiết yếu. Giá thể sẽ được đưa vào các lọ cơ chất và tiến hành hấp thanh trùng trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó sẽ được chuyển sang phòng lạnh để chờ nguội và bắt đầu cấy giống.
- Tiến hành nuôi trồng
Kỹ thuật nuôi trồng được chia làm 4 giai đoạn rõ ràng: Nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch.
Các giai đoạn nuôi trồng đông trùng hạ thảo
Giai đoạn 1: Bắt đầu nuôi sợi
Bước đầu tiên sẽ cấy giống đông trùng hạ thảo vào các lọ cơ chất.
Các lọ cơ chất sau khi được cấy giống sẽ chuyển vào phòng sợi tối với độ ẩm 75 – 80% và nhiệt độ 18 – 20 độ C trong 10 ngày. Cho đến khi sợi nấm ăn kín toàn bộ bề mặt môi trường sinh khối thì chuyển sang giai đoạn tạo quả thể.
Giai đoạn 2: Tạo quả thể
+ Giai đoạn tạo quả thể: Các lọ cơ chất sẽ chuyển sang nuôi ở phòng chiếu sáng đảm bảo chiếu sáng 12h/ngày với cường độ 1000 Lux, độ ẩm 75 – 80% và nhiệt độ 18 – 20 độ C.
Chú ý: Cần mở cửa phòng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút vào sáng sớm và chiếu tối để không khí trong phòng nuôi được lưu thông. Sau thời gian 2 tuần, các sợi nấm sẽ dần xuất hiện trên bề mặt môi trường sinh khối. Lúc này tiếp tục sang giai đoạn thứ 3.
Giai đoạn 3: Tiến hành nuôi quả thể
Tiếp tục giữ các lọ cơ chất ở chế độ chiếu sáng 12h/ngày, độ ẩm tăng lên 80 – 85%, giảm độ chiếu sáng xuống 700 Lux, giữ nguyên nhiệt độ.
Hàng ngày vẫn mở cửa phòng 2 lần đồng thời theo dõi thường xuyên để loại bỏ các lọ bị hỏng, mốc, tránh lây lan. Sau khoảng 2 tháng trên ngọn nấm mọc dài ra sẽ xuất hiện bào tử nấm.
Khi ngọn có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch đông trùng hạ thảo.
Giai đoạn 4: Thu hoạch
Khi ngọn có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch đông trùng hạ thảo. Mở nắp bình, dùng kéo cong cắt ngọn xuống sát mặt cơ chất hoặc dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra. Muốn tận thu đợt 2 đối với các bình còn nguồn cơ chất, người nuôi phải thu hoạch trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc cho các bình nuôi. Sau khi thu hoạch thì dùng nilon bịt kính lại miệng bình tiếp tục đưa vào phòng nuôi để thu hoạch lần 2.
Chú ý: Để đảm bảo nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo thành công, phòng nuôi trồng phải đảm bảo các điều kiện như vô trùng, có độ sáng và thoáng tự nhiên, có bổ sung hệ thống chiếu sáng và giàn giá để đặt bình nuôi. Bên cạnh đó, cần trang bị thêm hệ thống phun sương (tự động) tạo độ ẩm cần thiết (70-85%) và hệ thống làm lạnh để giữ nhiệt độ ổn định (18-20oC)./.
Đông trùng hạ thảo tươi
+ Sau khi thu hoạch ta tiến hành sấy khô ta thu được đông trung hạ thảo khô.
Đông trùng hạ thảo khô
1.2. Quy trình sản xuất nước Đông trùng hạ thảo
- Xử lí nguyên liệu:
Nguyên liệu Đông Trùng Hạ Thảo: Có thể sử dụng nguyên liệu tươi, khô và đế
– Sơ chế loại bỏ các tạp chất không cân thiết
– Định lượng nguyên liệu từng loại cho phù hợp
– Cho lượng đông trùng cần nấu vào túi vải lọc có kích thước 28-300 ^m hoặc vào rọ trích ly
- Phối Trộn:
– Cấp nước sau xử lý RO qua hệ thống lọc và đèn UV vào thể tích cần nấu
– Tiến hành gia nhiệt nước để nhiệt độ 90-94oC. Trong quá trình này cánh khuấy luôn bật, để đảm bảo nhiệt độ nước đều.
– Cho túi nguyên liệu cần trích ly vào nồi. Duy trì nhiệt độ trích ly 90-94oC trong thời gian 15-20 phút.
– Kiểm tra chỉ tiêu pH và Brix đạt theo yêu cầu rồi mới tiến hành cho đường vào.
– Sau khi trích ly xong tiến hành cho đường RE hoặc đường phèn vào theo khối lượng đã định lượng sẵn. Hòa tan ở nhiệt độ 88-92oC trong thời gian 10-20 phút. Chú ý quá trình này chúng ta bật cánh khuấy liên tục.
– Sau khi phối trộn xong kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, pH và Brix theo yêu cầu mới tiến hành hạ nhiệt
– Tiến hành hạ nhiệt nhanh từ 90oC xuống 50oC để tiến hành chiết
- Chiết và đóng nắp
– Chiết theo dung tích đã định sẵn
– Sản phẩm sau khi chiết sẽ được ghép mí theo tiêu chuẩn ghép mí của nhà sản xuất lon.
– Áp theo tiêu chuẩn nhà máy
– Sau khi ghép mí sẽ được cho vào nồi hấp tiệt trùng
- Hấp Tiệt Trùng
– Chọn chế độ tiệt trùng ở 126oC, trong thời gian 16 phút sau đó hạ nhiệt từ từ xuống như sau 105oC xuống 80oC xuống 60oC xuống 40oC hoặc nhiệt độ hạ theo chế độ của nồi, điều áp chống phù lon.
- Dán nhãn và đóng thùng.
– Sau khi hấp xong sẽ được để ráo và khô , sẽ tiến hành indate , dán nhãn và đóng thùng hay hộp.
- Lưu Kho và vận chuyển
– Bảo quản ở điều kiện bình thường: thoáng mát sạch sẽ.
– Vận chuyển chất xếp cẩn thận để hạn chế va đập trong quá trình vận chuyển.
1.3. Quy trình sản xuất yến đông trùng hạ thảo
- Xử lí nguyên liệu:
– Sơ chế loại bỏ các tạp chất không cân thiết trong tổ yến;
– Định lượng nguyên liệu tổ yến và nước ông trùng hai thảo cho phù hợp;
– Cấp nước sau xử lý RO qua hệ thống lọc và đèn UV vào thể tích cần nấu;
- Phối Trộn:
– Tiến hành gia nhiệt nấu tổ yến ở nhiệt độ100oC trong thời gian 20 phút. Trong quá trình này cánh khuấy luôn bật, để đảm bảo nhiệt độ nước đều.
– Cho nước đông trùng hạ thảo đã trích ly vào nồi. Duy trì nhiệt độ 100oC trong thời gian 15-20 phút.
– Kiểm tra chỉ tiêu pH và Brix đạt theo yêu cầu rồi mới tiến hành cho đường vào.
– Sau đó tiến hành cho đường RE hoặc đường phèn vào theo khối lượng đã định lượng sẵn. Hòa tan ở nhiệt độ 88-92oC trong thời gian 10-20 phút. Chú ý quá trình này chúng ta bật cánh khuấy liên tục.
– Sau khi phối trộn xong kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, pH và Brix theo yêu cầu mới tiến hành hạ nhiệt
– Tiến hành hạ nhiệt nhanh từ 90oC xuống 50oC để tiến hành chiết
- Chiết và đóng nắp
– Chiết theo dung tích đã định sẵn;
– Sản phẩm sau khi chiết sẽ được ghép mí theo tiêu chuẩn ghép mí của nhà sản xuất lon.
– Áp theo tiêu chuẩn nhà máy
– Sau khi ghép mí sẽ được cho vào nồi hấp tiệt trùng
- Hấp Tiệt Trùng
– Chọn chế độ tiệt trùng ở 126oC, trong thời gian 16 phút sau đó hạ nhiệt từ từ xuống như sau 105oC xuống 80oC xuống 60oC xuống 40oC hoặc nhiệt độ hạ theo chế độ của nồi, điều áp chống phù lon.
- Dán nhãn và đóng thùng.
Sau khi hấp xong sẽ được để ráo và khô, sẽ tiến hành indate, dán nhãn và đóng thùng hay hộp.
- Lưu Kho và vận chuyển
– Bảo quản ở điều kiện bình thường: thoáng mát sạch sẽ.
– Vận chuyển chất xếp cẩn thận để hạn chế va đập trong quá trình vận chuyển.
1.1. Quy trình sản xuất yến đông trùng hạ thảo
- Xử lí nguyên liệu:
– Sơ chế loại bỏ các tạp chất không cân thiết trong tổ yến;
– Định lượng nguyên liệu tổ yến và nước ông trùng hai thảo cho phù hợp;
– Cấp nước sau xử lý RO qua hệ thống lọc và đèn UV vào thể tích cần nấu;
- Phối Trộn:
– Tiến hành gia nhiệt nấu tổ yến ở nhiệt độ100oC trong thời gian 20 phút. Trong quá trình này cánh khuấy luôn bật, để đảm bảo nhiệt độ nước đều.
– Cho nước đông trùng hạ thảo đã trích ly vào nồi. Duy trì nhiệt độ 100oC trong thời gian 15-20 phút.
– Kiểm tra chỉ tiêu pH và Brix đạt theo yêu cầu rồi mới tiến hành cho đường vào.
– Sau đó tiến hành cho đường RE hoặc đường phèn vào theo khối lượng đã định lượng sẵn. Hòa tan ở nhiệt độ 88-92oC trong thời gian 10-20 phút. Chú ý quá trình này chúng ta bật cánh khuấy liên tục.
– Sau khi phối trộn xong kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, pH và Brix theo yêu cầu mới tiến hành hạ nhiệt
– Tiến hành hạ nhiệt nhanh từ 90oC xuống 50oC để tiến hành chiết
- Chiết và đóng nắp
– Chiết theo dung tích đã định sẵn;
– Sản phẩm sau khi chiết sẽ được ghép mí theo tiêu chuẩn ghép mí của nhà sản xuất lon.
– Áp theo tiêu chuẩn nhà máy
– Sau khi ghép mí sẽ được cho vào nồi hấp tiệt trùng
- Hấp Tiệt Trùng
– Chọn chế độ tiệt trùng ở 126oC, trong thời gian 16 phút sau đó hạ nhiệt từ từ xuống như sau 105oC xuống 80oC xuống 60oC xuống 40oC hoặc nhiệt độ hạ theo chế độ của nồi, điều áp chống phù lon.
- Dán nhãn và đóng thùng.
Sau khi hấp xong sẽ được để ráo và khô, sẽ tiến hành indate, dán nhãn và đóng thùng hay hộp.
- Lưu Kho và vận chuyển
– Bảo quản ở điều kiện bình thường: thoáng mát sạch sẽ.
– Vận chuyển chất xếp cẩn thận để hạn chế va đập trong quá trình vận chuyển.