Dự án khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng

Mô tả sơ bộ thông tin dự án Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng

Tên dự án:Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng

Địa điểm xây dựng:

Hình thức quản lý:Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án:

Trong đó:

+ Vốn huy động (tự có):.761.000 đồng.

+ Vốn vay                   : 154..000 đồng.

Sự cần thiết xây dựng dự án.

Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên được ưu đãi, nhiều năm qua Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang dần trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Năm 2017, năm đầu tiên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tái lập, Sở Du lịch – cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ngành Du lịch luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh. Lượng khách du lịch đến Bà Rịa -Vũng Tàu tăng trưởng bình quân 13% năm; tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân 16%/năm. Riêng năm 2017, tổng lượt khách đến tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tăng trên 20%. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý condotel trên địa bàn tỉnh.

Tính tới nay, trên địa bàn tỉnh có 8 khu du lịch được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 như: Khu du lịch (KDL) Chí Linh – Cửa Lấp 825ha, KDL Hoa Anh Đào 240ha, KDL Văn hóa Lâm viên Núi Minh Đạm 280ha, KDL Lâm viên Văn hóa Núi Dinh 718,4ha, KDL Lộc An 265ha, KDL Bến Cát – Hồ Tràm 425,26ha, KDL và dân cư Láng Hàng 330,69ha, KDL Thác Hòa Bình 224ha. Đã thu hút được các dự án đầu tư du lịch quy mô vốn lớn, trong đó có 23 dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động với loại hình sản phẩm đa dạng và có tính đặc thù, phù hợp với thị trường du lịch quốc tế như: The Imperial, Sixsences Resort, The Grand – Hồ Tràm Strip, Pullman… Các sự kiện văn hóa, thể thao, các di tích lịch sử, danh thắng bước đầu được đầu tư, khai thác để trở thành những sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Môi trường du lịch được cải thiện rõ nét; giá cả dịch vụ tương đối ổn định; công tác cứu hộ, cứu nạn được tổ chức tốt…Tuy nhiên, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn một số hạn chế như: Quy hoạch không gian du lịch thiếu đồng bộ, dự án manh mún, sản phẩm trùng lắp, chủ yếu là dịch vụ lưu trú, ăn uống mà thiếu những sản phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí mới lạ; chưa hấp dẫn khách quốc tế, khách chi tiêu cao; chưa khắc phục được tình trạng đông khách vào cuối tuần và mùa Hè, vắng khách vào giữa tuần và các mùa còn lại trong năm; thiếu chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch ra thế giới…

Cùng với Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 (kèm theo 3 đề án: an ninh du lịch, môi trường du lịch và Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch) được ban hành ngày 27/12/2017 sẽ trở thành những chủ trương, định hướng nhằm tạo bước đột phá, đưa du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. Năm 2018, du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ phát triển và đạt được những mục tiêu cơ bản như: gia tăng tỷ trọng khách quốc tế và tăng doanh thu du lịch (tăng chi tiêu bình quân/khách); kéo dài thời gian lưu trú của du khách đặc biệt là khách quốc tế; đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao… Để làm được điều này, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh có chính sách, biện pháp ưu đãi, mời gọi, hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, có năng lực về tài chính và trình độ quản lý để khai thác, vận hành tạo sản phẩm du lịch độc đáo ở những dự án chậm triển khai đã bị thu hồi hoặc đang mời gọi đầu tư như: Vườn thú hoang dã Safari, KDL sinh thái Núi Dinh, KDL Paradise, KDL Chí Linh-Cửa Lấp.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường mục tiêu trong nước và nước ngoài; trong quý 2/2018 sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào tỉnh. Triển hai thực hiện Quy hoạch tổng thể KDL quốc gia Côn Đảo; Long Hải- Phước Hải, Quy hoạch hệ thống đường sông, Quy hoạch tuyến ven biển từ Vũng Tàu đến Xuyên Mộc; điều chỉnh lại Quy hoạch phố du lịch Bãi Sau thành điểm nhấn quan trọng cho tuyến du lịch ven biển, đảm bảo đủ 3 không gian: không gian tắm biển, không gian dịch vụ và không gian cảnh quan. Nghiên cứu lựa chọn cảng hiện có trên địa bàn tỉnh để bổ sung công năng đón tàu khách du lịch. Chỉ đạo việc thúc đẩy chủ đầu tư các dự án du lịch đã được cấp phép chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện, hoàn thành đưa dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ đã đăng ký; kiên quyết thu hồi các dự án đã cấp phép nhưng không triển khai để dành quỹ đất thu hút các nhà đầu tư đủ năng lực. Kiến nghị Trung ương đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cảng hàng không Côn Sơn; xây dựng hình ảnh du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu thân thiện, hấp dẫn bằng việc triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch…

Từ thực tế trên, để góp phần thực hiện chương trình của tỉnh, công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Duy Phướcphối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và xây dựng dự ánDự án khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng tại nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.

Các căn cứ pháp lý dự án khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Mục tiêu dự án khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng

       – Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương để qua đó, xác định mô hình đặc trưng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Xuyên Mộc phát triển.

– Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng và tạo ra một địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng lành mạnh cho người dân địa phương cũng như du khách.

– Là một khu du lịch nghỉ dưỡng mang tính chất Biệt thự ven biển và đồi, một số biệt thự gỗ độc lập nghỉ dưỡng dưới tán rừng, …

– Hướng tới thị trường khách kinh doanh kết hợp du lịch, dịch vụ tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm, trưng bày, dịch vụ ẩm thực, là nơi quy tụ và giới thiệu những đặ sản của Bà Rịa Vũng Tàu. Kết hợp cùng các loại hình vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại, những không gian văn hóa truyền thống, …

– Tăng thêm cảnh quan cho khu vực, thu hút khách du lịch từ Tp.HCM, Vũng Tàu, vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh lân cận và du khách quốc tế đến nghỉ dưỡng tại Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần vào ngân sách của địa phương thông qua thuế và các nguồn thu khác.

– Phát triển cơ sở vui chơi giải trí như: khu cắm trại, dã ngoại; vui chơi giải trí trên mặt nước; khu vui chơi giải trí tập trung, …