Dự án nạo vét lòng sông
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN NẠO VÉT LÒNG SÔNG
Tên dự án:
“NẠO VÉT, TẬN THU LÒNG SÔNG”
Địa điểm thực hiện dự án:
Khu vực nạo vét có chiều dài khoảng14,0 km.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.
(
Trong đó:
- Vốn tự có (30%) :.000 đồng.
- Vốn vay – huy động (70%) :.000.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Trữ lượngnạo vét khai thác cát lòng sông | 500.000 | m3 |
Trữ lượng rác thải rắn, bùn, sình | 300.000 | m3 |
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN NẠO VÉT LÒNG SÔNG
Cát xây dựng là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế ước tính ngành kinh doanh cát trị giá tới 70 tỷ USD và không ngừng tăng thêm nữa. Hiện tại xét trên đơn vị thể tích, cát là nguồn tài nguyên con người sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau nước. “Cát là nguyên liệu cơ bản xuất hiện trong mọi mặt đời sống chúng ta, đặc biệt trong xây dựng, nó là thành phần chính trong xi măng, nhựa đường, thủy tinh…” Tuy nhiên, nguồn cung cấp cát hiện tại không đáp ứng được nhu cầu. Liên hiệp quốc gọi đây là “một trong những thách thức lớn nhất với sự ổn định trong thế kỷ 21”. “Nóng” nhất là ở châu Á và châu Phi, khi nhu cầu xây dựng đường xá, cao ốc, nhà cửa bùng nổ.
Theo dự báo, đến năm 2060, nhu cầu cát trên thế giới sẽ lên đến 82 tỉ tấn – con số khổng lồ. Theo thống kê, hiện nay nước ta có 331 mỏ cát vàng với tổng trữ lượng khoảng 2.079,72 triệu m³. Nếu dùng để san lấp thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ hết cát và cát dùng trong bê tông chỉ đáp ứng được thêm 15 – 20 năm. Mỗi năm nhu cầu cát xây dựng cần khoảng 120 triệu m³, lượng cát khai thác được 28,985 triệu m³/năm cũng chỉ đáp ứng được 24,2% nhu cầu. Đối với cát san lấp, nhu cầu cần từ 525 – 575 triệu m³, hiện trên cả nước có 71 cơ sở khai thác cát san lấp được cấp phép với tổng công suất đạt 4,58 triệu m³/năm, mới đáp ứng được 1,5% nhu cầu hàng năm.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Thi công nạo vét, tận thu lòng sông”tại sông Đồng Nai địa phận thuộc xã Long Tân, xã Phú Hữu, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nainhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhkhai thác nạo vét và tận thucát lòng sông của tỉnh Đồng Nai.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
- Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Nghị định 23/2020/NĐ-CPngày 24 tháng 02 năm 2020 Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
- Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
- Nạo vét, tận thu lòng sông, đáp góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước, khai thác và cung cấp cát xây dựng, cung cấp nguyên liệu rác thải rắn, bùn sình phục phục vụ nhu cầu xây dựng và sản xuất khác gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ: Hệ thông khai thác cát thành hệ thống khép kín.
- Dự án khai thác cát hàng năm cung cấp lượng lớn sản phẩm thị trường.
- Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Trữ lượngnạo vét khai thác cát lòng sông | 500.000 | m3 |
Trữ lượng rác thải rắn, bùn, sình | 300.000 | m3 |
- Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Đồng Nai.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Đồng Nai.
- Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.
- Phía Đông Nam giáp Nha Trang.
Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở TP. Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với hai thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%.
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình luôn cao 80 – 82%.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng
Điều kiện khí tượng
Đặc điểm khí tượng: khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ. Đặc điểm của vùng khí hậu này là có nhiệt độ cao quanh năm và có sự phân hóa theo mùa trong chế độ mưa ẩm phù hợp với mùa gió. Do vị trí ở gần xích đạo nên ở đây biến trình năm của lượng mưa và nhiệt độ đã có những nét của biến trình xích đạo cụ thể là trên đường diễn biến hàng năm của chúng có thể xuất hiện 2 cực đại (ứng với 2 lần mặt trời đi qua Thiên đỉnh) và 2 cực tiểu (ứng với 2 lần mặt trời có độ xích vĩ lớn nhất tại Bắc hay Nam bán cầu). Trên vùng này khí hậu ít biến động, ít có thiên tai do khí hậu (không gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng, ít trường hợp mưa lớn, ít bão và bão nếu có cũng chỉ là bão nhỏ, thời gian tồn tại của bão ngắn . . .).
Việc sử dụng số liệu khí tượng thủy văn sẽ giúp Chủ dự án nắm được điều kiện tự nhiên của khu vực, đồng thời đưa ra được các biện pháp thích nghi phù hợp làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai hoạt động dự án, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, tốc độ phản ứng hóa học diễn ra càng nhanh kéo theo thời gian tồn lưu của các chất ô nhiễm càng ngắn. Hơn nữa, sự biến thiên về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Chế độ nhiệt của khu vực Dự án được tóm tắt như sau: Nhiệt độ không khí tại khu vực dự án thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xuất hiện vào tháng III. Độ chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất (biên độ năm) của tỉnh là 2,20C.
- Số giờ nắng
Số giờ nắng phụ thuộc chủ yếu vào tổng lượng mây và liên quan mật thiết đến sự phân bố của lượng mưa. Số giờ nắng quan trắc trung bình các năm (2010 – 2017) là 2.390,68 giờ. Sự phân bố số giờ nắng cũng phụ thuộc theo mùa: Mùa khô nắng nhiều hơn mùa mưa.
Số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm xuống trong mùa mưa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối và đầu năm, tại các nơi đều đạt từ 200 giờ/tháng trở lên, sang tháng VI số giờ nắng đã bắt đầu giảm vì xuất hiện các trận mưa trong thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII.
Số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, tức là từ 6-7 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình trong mùa khô từ 196 – 234 giờ/tháng, trong khi mùa mưa từ 168 – 184 giờ/tháng.
- Chế độ mưa
Khu vực chịu sự chi phối loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy khí hậu phân thành mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Mùa mưa gần trùng hợp với gió mùa khô khống chế khu vực này. Tuy nhiên, hàng năm do tình hình biến động của hoàn lưu khí quyển trên quy mô lớn mà mùa mưa bắt đầu và kết thúc sớm hay muộn.
Mùa mưa kéo dài từ tháng IV đến tháng X, mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau. Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc – Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông – Đông Nam. Trong mùa mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng V đến đầu tháng VIII.
Lượng mưa trung bình từ năm 2010 đến 2017 là 2277 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa, mùa mưa chiếm 80 – 85%, mùa khô chỉ chiếm 15 – 20% lượng nước. Lượng mưa cao nhất chủ yếu tập trung vào tháng VII và tháng X, do đó ảnh hưởng đến dòng chảy lũ. Vì vậy, phần lớn đỉnh lũ trên lưu vực sông tỉnh Đồng Nai đều xảy ra vào tháng X hàng năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp. Chế độ khí hậu phù hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng nhiệt đới, có thể phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá thương phẩm với khả năng đa dạng hoá sản phẩm. Hơn nữa với nền nhiệt, độ ẩm tương đối cao có tác động mạnh đến tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất của các cây trồng. Thời tiết không mưa bão như các vùng khác cũng là một thuận lợi để sinh hoạt và phát triển sản xuất. Hạn chế lớn nhất là về mùa khô lượng mưa ít, thường gây hạn và thiếu nước cho sản xuất.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối của không khí là một đại lượng phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong không khí và nhiệt độ của khối không khí đó. Lượng hơi nước càng cao thì độ ẩm tương đối càng lớn, ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ ẩm tương đối lại giảm. Độ ẩm khu vực thay đổi theo mùa và theo vùng, các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết cũng thay đổi nhiều. Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm vào khoảng 81-83%, độ ẩm tương đối trung bình các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11 là cao nhất dao động khoảng 84-89%.
Sông Đồng Naivà trữ lượng cát
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2).
Cát xây dựng trên sông Đồng Nai có trữ lượng khá lớn, chiếm phần lớn trữ lượng cát toàn tỉnh.
1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội vùng dự án.
Kinh tế
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Bước vào Quý I/2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp khó lường làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Trước tình hình dịch bệnh như trên, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nghiêm túc, thực hiện quyết liệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19; Các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Đồng Nai đã nghiêm túc chấp hành và thực hiện các biện pháp vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Với việc ngăn chặn và kiểm soát tốt dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng phục hồi, nhiều ngành sản xuất, nhóm hàng kinh doanh và các mặt hàng xuất khẩu quý I năm nay đều đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước; đời sống dân cư ổn định; các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tổ chức thực hiện được gắn với công tác phòng chống dịch Covid-19 theo qui định, đảm bảo hiệu quả.
Dân số
Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ (sau Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang).