Hướng dẫn về Lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Cấp Bộ

Lập ĐTM cấp bộ tức những dự án này sẽ thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ tài nguyên và Môi trường.

Tham khảo các nội dung:  ĐTM Cấp Bộ.

1. Đối tượng Lập ĐTM cấp Bộ 
– Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

– Dự án có sử dụng diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử, văn hóa, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, các vùng thuộc khu dự trữ sinh quyển (trừ các dự án sử dụng diện tích đất thuộc vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển dưới 20 ha).

– Dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 300 MW có địa điểm nằm cách khu đô thị, khu dân cư tập trung dưới 02 km; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện khác công suất từ 600 MW trở lên; dự án xây dựng nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m3 nước trở lên.

– Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió, chắn cát bay, rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên hoặc các loại rừng tự nhiên khác từ 100 ha trở lên; dự án có sử dụng diện tích đất lúa 2 vụ từ 20 ha trở lên; dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản trên cát có diện tích từ 100 ha trở lên.

Xem chi tiết: Phụ lục III – Nghị định 18/2015/NĐ-CP

2. Quy trình lập ĐTM cấp Bộ
– Khảo sát mô tả về thực trạng hoạt động của đơn vị để tiến hành lập báo cáo ĐTM
– Khảo sát điều điện môi trường, điện kiện môi trường, địa chất địa điểm thực hiện dự án
– Đánh giá hiện trạng môi trường, yếu tố khí hậu, những nguồn gây ô nhiễm trong phạm vi dự án
– Xác định rõ những loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án, khi dự án hoạt động.
– Đánh giá tác động và sự ảnh hưởng có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường, xã hội quanh khu vực dự án
– Tham vấn ý kiến cộng đồng, UBND, UBMTTQ phường tại nơi dự án thực hiện.
– Tiến hành xây dựng các chương trình báo cáo giám sát môi trường.
– Kết luận thưc trạng của môi trường xung quanh dự án và đưa ra các ý kiến biện pháp xử lý tốt nhất.
– Hoàn tất hồ sơ và gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án.

3. Hồ sơ cần thiết thực hiện lập đánh giá ĐTM cấp Bộ
– Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư
– Hồ sơ thỏa thuận địa điểm xây dựng
– Báo cáo đầu tư
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng (nếu chủ sở hữu)/ Hợp đồng thuê đất (nếu đi thuê)
– Sơ đồ vị trí dự án
– Bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)
Với một số trường hợp cụ thể hồ sơ có thể tăng hoặc giảm bớt.

4. Cơ quan tiếp nhận, phê duyệt ĐTM
– Vơi các hạng mục năm tại phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải lập đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ, đánh giá và phê duyệt tại Bộ tài nguyên và môi trường.

5. Thời gian thẩm định, phê duyệt

thoi-gian-tham-dinh-dtm-copy

Tham khảo các nội dung:  ĐTM Cấp Bộ.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí:

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt

Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Web    : http://duanviet.com.vn     – ĐT: 0918755356

Email  : lapduanviet@gmail.com

Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất