Quy hoạch Du lịch là gì? Mục tiêu, phân loại quy hoạch Du lịch?
Quy hoạch du lịch là gì? Mục tiêu, phân loại quy hoạch du lịch?
Quy hoạch du lịch là gì?
Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện). Cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn). Để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo thời gian. Và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.
Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau. Như quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một vùng lãnh thổ. Quy hoạch phát triển một ngành kinh tế – kỹ thuật. Quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch khu công nghiệp của một tỉnh…
Theo tổ chức du lịch thế giới “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
Vậy quy hoạch du lịch là gì?
Đây là tập hợp lý luận và thực tiễn nhằm phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ của vùng, những cơ sở kinh doanh có tính toán tổng hợp các nhân tố; điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật chương trình, đường lối chính sách,…Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ vùng những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoặc phát triển du lịch của các tổng thể vùng. Đồng thời quy hoạch du lịch bao gồm cả quá trình ra quyết định, thực hiện quy hoạch và bổ sung các điều kiện phát triển nhằm đặt được các mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Quy hoạch du lịch tiếng Anh là: Tourism planning
Đặc điểm của quy hoạch du lịch:
Nội dung của quy hoạch đô thị bao giờ cũng bao quát rộng hơn, có nội dung đầy đủ hơn so với phân vừng du lịch, nhằm tổ chức và phân bố hợp lý nhất cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động phù hợp với nguồn tài nguyên môi trường và các điều kiện kinh tế – xã hội của vùng. Đồng thời, quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự báo, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch và bao gồm cả quá trình thực hiện quy hoạch
Quy hoạch du lịch bao giờ cũng được tiến hành sau so với phân vùng du lịch. Qua hoạch du lịch thường đạt hiệu quả cao hơn, xác thực tốt hơn, thời gian thực hiện ngắn hơn so với phần vùng.
Do vậy, quy mô của các dự án quy hoạch thường có nhiều cấp độ khác nhau. Quy mô nhỏ nhất của vùng được tiến hành quy hoạch thường lớn hơn đơn vị sản xuất nhỏ. Trong quy hoạch vùng du lịch có quy hoạch định hướng mang tính tổng hợp đối với các vùng lớn và quy hoạch chi tiết thường được thực hiện ở các vùng có quy mô lớn và vùng tương ứng với vùng cấp độ II (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và III (Quận, Huyện, Thị xã, thành phố thuộc tỉnh) các trung tâm du lịch, các khu du lịch và các địa điểm du lịch.
Quy hoạch du lịch ở các cấp phân vị nhỏ có khả năng thực thi và hiệu quả rõ ràng hơn. Thời gian quy hoạch du lịch bao gồm:
– Thời gian ngắn hạn: Diễn ra từ 1 đến 3 năm tuy theo các chương trình, kế hoạch đã được quyết định, thực thi phù hợp với khả năng kinh tế, môi trường phát triển, chính trị tương đối.
– Thời gian trung bình: Diễn ra từ 3 đến 5 năm nhằm chi tiết hóa những chương trình đầu tư đã được thực thi trong khuôn khổ các quý hoạch quốc gia và các vùng về phát triển du lịch.
– Thời gian dài hạn: Diễn ra từ 10 đến 25 năm, loại quy hoạch này là cơ sở và nguyên tắc chỉ đạo cho việc soạn thảo, thực hiện các kế hoạch, dự án quy hoạch nối tiếp. Trong khuôn khổ này cho ra đời các công trình nghiên cứu về khả năng và cơ hội phát triển của một khi vực nhất định. Quy định dài hạn thường là quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.
Phân loại quy hoạch du lịch:
Quy hoạch du lịch có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng hiện nay thường tập trung vào 3 loại chủ yếu sau:
Thứ nhất, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch: Nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đều cho rằng quy hoạch tổng thể có quy mô lớn, hiếm khi nhỏ hơn quy mô cấp Huyện, và thời gian thực hiện quy hoạch thường dài hơn có thể từ 5 đến 15 năm. Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm: Nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của của các ngành du lịch trong nền kinh tế ở những khu vực nhất định hoặc toàn quốc gia; đưa ra kế hoạch, mục tiêu phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô, kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch; Chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển theo hướng ngày càng tích cực và hiệu quả (xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống quy định, tổ chức thực hiện nghiên cứu bổ sung, đánh giá và giám sát). Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên tục.
Thứ hai, Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch:
Quy hoạch vụ thể xét về không gian và chứng năng thì diện tích sử dụng cho quy hoạch cụ thể phát triển du lịch có quy mô nhỏ hơn quy hoạch tổng thể và mục đích sử dụng đất chủ yếu để phát triển du lịch. Về thời gian thì loại hình du lịch này có thời gian quy hoạch ở mức ngắn hạn và trung hạn khoảng từ 5 năm hoặc dưới 5 năm.
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch do đối tượng nhắm đến có thể là một đối tượng cụ thể; tùy thuộc vào đối tượng mà còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác như quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, quy hoạch mặt bàng hạ tầng, thiết kế cùng với một số nghiên cứu chuyên đề…Nghiên cứu chuyên đề có thể bao gồm: phân tích ảnh hưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa – xã hội, môi trường. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch theo chuyên đề có thể kết hợp cùng với quy hoạch tổng thể, hoặc tiến hành nghiên cứu riêng để lập quy hoạch nghỉ dưỡng, du lịch núi, du lịch thanh niên, du lịch làng nghề…
Ngoài cách phân chia thành hai loại hình quy hoạch du lịch chủ yếu trên, nhiều tác giả trong nước cũng như từ thực tế còn có nhiều cách phân chia các loại hình du lịch khác nhau như:
– Xét theo thời gian quy hoạch ta có thể chia thành quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
– Xét theo đối tượng quy hoạch có quy hoạch chiến lược phát triển ngành du lịch; quy hoạch đô thị; quy hoạch nông thôn, quy hoạch khu danh lam thắng cảnh; quy hoạch nghỉ dưỡng, quy hoạch khu vui chơi, giải trí…
– Xét từ góc độ tài nguyên và cảnh quan tại các địa điểm du lịch có thể chia quy hoạch du lịch thành quy hoạch kiểu ven biển, kiểu ao hồ, kiểu sinh thái thiên nhiên núi rừng, kiểu di tích lịch sử, kiểu du lịch tâm linh,…
– Nếu nhìn từ tiến trình phát triển của ngành du lịch thì có quy hoạch kiểu thời kỳ đầu phát triển, quy hoạch trong thời kỳ hiện đại, quy hoạch kiểu điều chỉnh. Mặc dù quy hoạch du lịch có thể chia thành nhiều tiêu chí khác nhau có, nhưng về mỗi quan hệ giữa các loại quy hoạch này luôn có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
Mục tiêu của quy hoạch du lịch:
Quy hoạch du lịch nhằm phát triển du lịch một cách bền vững đảm bảo sự hài hòa giữ phát triên du lịch kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị của từng vùng, từng địa phướng; đặc biệt là các giá trị về văn hóa để xây dựng ngành du lịch mang bản sắc dân tộc Việt. Đồng thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch du lịch sẽ làm cơ sở định hướng phát triển du lịch cho các vùng, địa phương, là động lực để phát triển các địa điểm du lịch tiềm năng chưa được khai phá hay có khả năng phát triển du lịch lớn nhưng chưa được quan tâm; giúp quy hoạch một số đối tượng khác có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch; quản lý, điều hành hoạt động phát triển du lịch, xây dựng các chiến lược, lập kế hoạch phát triển du lịch ngắn hạn, trung và dài hạn.
Tạo công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển du lịch; cơ sở huy động nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch…
Nguyên tắc quy hoạch du lịch:
Theo quy Điều 20 Luật Du lịch 2017. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch bao gồm các nguyên tắc sau:
Một là, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.
Hai là, Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ba là, Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.
Bốn là, Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.
Năm là, Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.
Sáu là, Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.