Xin giấy phép xả thải

Ý nghĩa của việc xin giấy phép xả thải

Xin cấp giấy phép xả thải là một quá trình phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của nguồn nước xả thải đến nguồn nước tiếp nhận. Qua đó đề ra các giải pháp thích hợp để xử lý nguồn nước thải đảm bảo theo đúng Quy chuẩn xả thải theo các bộ luật bảo vệ môi trường.
Việc xin giấy phép xả thải là điều kiện cần thiết để giúp các doanh nghiệp kiện toàn được các quy trình của hệ thống xử lý nước thải và bảo đảm nguồn nước không gây ô nhiễm đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trước khi xả thải

*Lưu ý: Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2022 đã tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần (trong đó có giấy phép xả thải) thành 1 loại giấy phép gọi là giấy phép môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ xin giấy phép môi trường thay vì giấy phép xả thải như trước kia.

Giấy phép môi trường (là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.) được hướng dẫn theo link dưới đây:

https://lapduandautu.com.vn/giay-phep-moi-truong-la-gi-doi-tuong-nao-phai-co-giay-phep-moi-truong/

Trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành, khi đi đăng ký giấy phép xả thải, các đơn vị – tổ chức cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải.
  • Báo cáo kết quả phân tích nguồn nước tại nơi tiếp nhận tại thời điểm xin cấp phép theo đúng quy định của Nhà nước.
  • Các quy định về bảo hộ vệ sinh (nếu có).
  • Hồ sơ xin giấy phép xả thải và quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải nếu cơ sở chưa có trạm xử lý nước thải. Hoặc báo cáo tình trạng xả thải và kết quả phân tích nguồn nước xả thải: thành phần nước thải; giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường (photo công chứng) nếu cơ sở đã có trạm xử lý nước thải.
  • Bản đồ vị trí khu vực theo tỉ lệ 1/10.000 và hệ tọa độ VN 2000.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM đã được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc bản đăng ký giấy phép xả thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Bản sao có công chứng hoặc các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật tại nơi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Trong trường hợp chưa có các giấy tờ này phải có các văn bản thỏa thuận giữa đơn vị xả thải với cá nhân hoặc tổ chức đang có quyền sử dụng đất.
  • Chuẩn bị 4 bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải.

Một số giấy phép xả thải mà trước đây mà công ty  đã hoàn thành cho các doanh nghiệp (nay là giấy phép môi trường):

giấy phép xả thải

Mẫu giấy phép xả thải cũ

Tuy nhiên, từ sau khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành (ngày 01.01.2022) thì doanh nghiệp không làm hồ sơ xin giấy phép xả thải nữa mà thay vào đó là làm hồ sơ xin giấy phép môi trường.