Dự án điện mặt trời áp mái
Tên dự án: Điện mặt trời áp mái
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Trong đó:
+ Vốn tự có (33,33%):.341 đồng.
+ Vốn vay tín dụng (66,67%):.944.208 đồng.
Sự cần thiết xây dựng dự án điện mặt trời áp mái
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng điện mặt trời không chỉ phổ biến trên thế giới mà còn lan rộng tại Việt Nam. Đặc biệt với cơ chế khuyến khích sử dụng điện mặt trời theo thông tư số 16/2017/TT-BCT do Bộ công thương quy định chính thức có hiệu lực vào ngày 26/10/2017 thực sự đã đưa điện năng lượng mặt trời trở thành một trong những nguồn năng lượng chính của Việt Nam trong tương lai gần. Có thể nói đây là giải pháp năng lượng được ưu tiên và khuyến khích lựa chọn vì ưu điểm tiết kiệm điện năng cũng như mang đến những ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Theo nghiên cứu, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời với tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 đến 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 230 đến 250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía nam là những cơ hội thuận lợi để chúng ta phát triển nguồn năng lượng này. Hơn thế nữa, dự án điện mặt trời lại thi công lắp đặt đơn giản, tốn ít chi phí bảo dưỡng hơn, có thể chủ động lắp đặt ở những vùng núi, hải đảo xa xôi. Điều quan trọng hơn, nếuphát triển điện mặt trời trên quy mô lớn thì chúng ta sẽ có thêm một ngành công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời mà hiện các nước tiên tiến sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 (xét triển vọng đến năm 2030), đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện quốc gia cần đạt 60.000 MW, tới năm 2025 là 96.000 MW và năm 2030 là 130.000 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống của nước ta mới đạt 45.000 MW.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối diện với thực trạng thiếu điện ngay năm 2020 và chắc chắn cho nhiều năm tiếp, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt có nhiều hạn chế và không bền vững, nhất là ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người, thì việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới, trong đó có điện mặt trời, là nhu cầu tất yếu cho tương lai.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, để sản xuất 1 MW điện năng lượng Mặt Trời, phải cần tới 1ha đất triển khai dự án. Vì vậy, điện Mặt Trời áp mái đang được nhiều doanh nghiệp triển khai rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân và doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, nhận thấy đây là ngành sản xuất công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích, nhu cầu tiêu thụ máy phát điện năng lượng mặt trời ngày càng cao, cung không đủ cầu, từ đó Công ty quyết định lập dự án “Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời áp mái mỏ đá xây dựng suối Kiết ” tại tỉnh Bình Thuận.Dự án sẽ góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia; quán triệt Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, tư nhân tham gia phát triển nguồn và xây dựng hạ tầng truyền tải.
Các căn cứ pháp lý của dự án điện mặt trời áp mái
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Mục tiêu dự án điện mặt trời áp mái
Mục tiêu chung.
- Xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Thuận.
Mục tiêu cụ thể.
- Khi đưa vào hoạt động, dự án dự kiến cung cấp nguồn năng lượng điện sạch khoảng 148.500 KW điện/tháng.
- Giảm thải CO2 và bảo vệ hành tinh xanh cho thế hệ hiện tại và tương lai
- Góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.