Dự án khu du lịch Homestay kết hợp
Sự cần thiết xây dựng dự án.
Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, đường bờ biển dài có tiềm năng to lớn về thủy sản đặc biệt về rong và tảo biển. Lợi ích mang lại từ rong và tảo biển rất lớn, là nguồn thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng và giúp ích cho sức khỏe, là nguồn nguyên liệu để làm thuốc trong y học. Tuy nhiên trong thời gian qua nước ta chưa quan tâm nhiều đến nguồn nguyên liệu này, hiện tại chỉ tập trung khai thác tự nhiêu với nhu cầu tiêu thụ chủ yếu trong nước trong đó chưa chú trọng đến việc nuôi trồng và chế biến sâu theo hướng hữu cơ sinh học.
Mặt khác cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh doanh du lịch dịch vụ trên toàn thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng du lịch to lớn, không chỉ bởi hệ thống cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình mà còn bởi vốn văn hóa tinh thần vừa đa dạng phong phú vừa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc. Du lịch sinh thái mới được nghiên cứu phát triển với tư cách là một loại hình du lịch từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường cũng như các doanh nghiệp du lịch. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc nhìn khác nhau, tại thời điểm này khái niệm về du lịch sinh thái cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), nhận thức về du lịch sinh thái ở Việt Nam bước đầu đã dần đi đến sự thống nhất, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Chính vì vậy, Công tychúng tôi phối hợp cùng Công ty tư vấn dự án tiến hành nghiên cứu lập dự án “Khu du lịch Homestay kết”.
1.4. Các căn cứ pháp lý.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
- nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
- nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Thông tư thông tư 16/2019/tt-bxd ngày ngày 26 tháng 12 năm 2019 về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
1.5. Mục tiêu dự án.
- Góp phần xây dựng sản xuất phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không hóa chất, không kháng sinh;
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
- Góp phần cung cấp dược liệu quý hiếm ra thị trường theo hướng hữu cơ an toàn.
- Phát triển địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng tham quan nuôi trồng tảo biển.
- Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Hiện trạng kinh tế – xã hội vùng thực hiện dự án.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Địa giới hành chính huyện:
- Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan
- Phía tây bắc giáp huyện Kiên Lương
- Phía đông nam giáp thành phố Rạch Giá
- Phía đông giáp huyện Tân Hiệp
- Phía đông bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Huyện Hòn Đất có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc,bao gồm 2 thị trấn: Hòn Đất (huyện lỵ), Sóc Sơn và 12 xã: Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Lâm, Mỹ Phước, Mỹ Thái, Mỹ Thuận, Nam Thái Sơn, Sơn Bình, Sơn Kiên, Thổ Sơn.
Hòn Đất là nơi có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Nơi đây có diện tích lúa lớn nhất tỉnh khoảng 60.000 ha. Ngoài ra, đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển về thủy hải sản, khai thác đá và du lịch…
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Dân cư chủ yếu gồm ba dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa.
Thế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện là Nông-Lâm-Ngư nghiệp. Công nghiệp và tiểu thủ công cũng đang được chú trọng phát triển. Hòn Đất đã phát triển đội tàu đánh bắt hải sản với gần 700 chiếc, sản lượng khai thác tăng hàng năm. Nghề nuôi trồng thủy sản có hướng phát triển tích cực, đạt diện tích 4.230 ha mặt nước ven biển.
Xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất có một làng nghề truyền thống, đó là nghề nắn nồi, chuyên tạo ra những sản phẩm bằng đất nung như cà ràng, nồi, om, ơ, soong, chảo…
Giờ đây nhắc đến nồi đất là người ta nhớ đến một làng nghề nắn nồi ở Hòn Đất, một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang.
2.2. Quy mô đầu tư của dự án.
2.1.1. Đánh giá nhu cầu thị trường thực phẩm chức năng.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra.
Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng là nguyên nhân khiến các bệnh mạn tính không lây phổ biến hơn do nguy cơ mắc bệnh với người cao tuổi lớn hơn nhiều.
Hao tiền, tốn của là vậy nhưng các bệnh mạn tính không lây lại chưa thể phòng ngừa bằng vaccine mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống oxy hóa có trong TPCN. Bởi vậy, TPCN được coi là công cụ dự phòng sức khỏe trong thế kỷ XXI.
Khi chi phí y tế cho các bệnh mạn tính không lây càng “phình to” hơn qua mỗi năm thì càng khiến nhu cầu về “vaccine dự phòng” – TPCN tăng cao.
Một cuộc khảo sát của Hội đồng dinh dưỡng có trách nhiệm (Council for Responsible Nutrition – cơ quan nghiên cứu khoa học về TPCN tại Mỹ) tiến hành năm 2014 cho thấy khoảng 68% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng TPCN và khoảng 50% trong số này sử dụng với mức độ thường xuyên.
Khu vực châu Âu, Tây Âu đang là thị trường TPCN lớn mạnh nhất nhưng Đông Âu được đánh giá là có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. Tương tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự già hóa dân số, gia tăng tỷ lệ các bệnh do lối sống và tăng chi phí chăm sóc y tế là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này.
Theo báo cáo “Nghiên cứu thị trường toàn cầu về TPCN: Thực phẩm bổ sung hoạt chất từ thảo dược sẽ trở thành thị trường lớn nhất trong năm 2020” do Persistence công bố mới đây, thị trường TPCN toàn cầu đã đạt 109,8 tỷ USD trong năm 2013. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến 7,4%/năm, đến năm 2020, thị trường TPCN toàn cầu sẽ đạt giá trị dự kiến khoảng 180 tỷ USD.
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, thị trường TPCN Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ chỉ có vài sản phẩm cuối thế kỷ XX, đến nay, số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN.
Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam xác định, thị trường TPCN Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển thành một ngành kinh tế – y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tật cho người dân Việt Nam.
Từ đó, Hiệp hội đã đặt ra các mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Trong các mục tiêu đến năm 2020, Hiệp hội xác định, chỉ tiêu quan trọng nhất được đưa ra là nâng số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên từ 43% như hiện nay lên khoảng 60%. Về sản xuất, Hiệp hội sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp liên quan để hình thành thêm nhiều vùng nguyên liệu chuyên canh 100% áp dụng GAP – TPCN. Hiệp hội cũng đặt ra nhiều mục tiêu cho sự phát triển của ngành TPCN Việt Nam đến năm 2020.
Tầm nhìn đến năm 2030, sẽ có trên 90% các nhóm đối tượng liên quan “Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng” TPCN. Tỷ lệ số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên lên 70%. Sản xuất TPCN trong nước chiếm 75%, trong đó, tự túc nguyên liệu đạt 60% và xuất khẩu TPCN đạt 5 tỷ USD.
2.1.2. Giới thiệu về tảo platensis
Tảo xoắn (tên khoa học là Spirulina platensis) là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi. Những nghiên cứu mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria. Tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao. Các nhà khoa học trên thế giới đã coi tảo Spirulina là sinh vật có ích cho loài người. Loại tảo này do tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi. Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường tráng và khỏe. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ, bà phát hiện trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ họ vớt lên từ hồ. Qua phân tích, bà phát hiện ra loại bánh có tên Dihe này chính là tảo
2.1.3 Nhu cầu Homestay nghỉ dưỡng
Đời sống con người càng hiện đại, nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng càng nhiều. Nắm bắt được sự phát triển của xã hội, những nhà đầu tư luôn cho ra đời những dịch vụ nghỉ dưỡng mới lạ, độc đáo dựa trên những niềm mong muốn và sở thích của khách hàng. Nhu cầu của thực khách ngày một đa dạng khiến các nhà đầu tư phải không ngừng đổi mới, tạo ra nhiều loại hình du lịch, lưu trú để đáp ứng nhu cầu của khách và tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng. Trong đó, Homestay là một loại hình khá mới mẻ và đang là xu thế được nhiều người lựa chọn hiện nay.
Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ ngủ, nghỉ, ăn uống, sinh hoạt tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.
Khi ở Homestay, du khách được được xem như là người nhà, được tham gia vào các công việc thường ngày cũng như lễ hội tại đó. Đây là cách hữu hiệu để du khách nhanh chóng và trực tiếp hòa nhập, cảm nhận về vùng đất mà họ đang đến, chứ không đơn thuần chỉ là tham thú, ngắm cảnh như các hình thức du lịch thông thường khác.
Khi lựa chọn ở Homestay đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cùng với người dân bản địa. Do đó để không tạo cảm giác xa lạ và không khiến khách hàng bị có cảm giác không thuận tiện thì căn Homestay nên được thiết kế với không gian ấm cúng, tiện lợi và vị trí các phòng dễ nhớ để mang lại sự thoải mái nhất cho khách.
2.1.4. Quy mô đầu tư dự án
TT | Nội dung | Diện tích | ĐVT | |
---|---|---|---|---|
I | Xây dựng | 5.940,6 | ||
1 | Khu nhà văn phòng | 180 | m2 | |
2 | Khu nhà hàng | 250 | m2 | |
3 | Khu Homestay | 1000 | m2 | |
4 | Xây dựng nhà trại nhân giống tảo biển | 3854,6 | m2 | |
5 | Lối đi, cây xanh cảnh quam | 656 | m2 |
2.3. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
2.3.1. Địa điểm xây dựng.
2.3.2. Hình thức đầu tư.
Dự ánđược đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
2.4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động trong nước. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án