DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ

MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ

Dự án nhà máy chế biến gỗ
Dự án nhà máy chế biến gỗ

Tên dự án: “Nhà máy chế biến gỗ”

Địa điểm thực hiện dự án:.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Trong đó:

  • Vốn tự có (30%)                       : đồng.
  • Vốn vay – huy động (70%)        : 9.695.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Doanh thu từ sản xuất gỗ băm               4.884tấn/năm
Doanh thu từ phế phẩm73tấn/năm

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới, với thị trường chủ lực là Trung Quốc. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế mà ngành dăm Việt Nam hiện vẫn đang ở thế yếu trên thị trường thế giới.

Do đó, ngành dăm cần phải được tổ chức lại để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc và các thị trường khác.

Đứng đầu thế giới

Theo báo cáo “Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách” được thực hiện bởi Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM và Hiệp hội Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Việt Nam đang là nước xuất khẩu (XK) dăm gỗ lớn nhất thế giới.

Vị thế yếu

Tuy là nước xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới và chiếm tới 30% lượng dăm gỗ xuất khẩu toàn cầu, nhưng đáng buồn là ngành dăm Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để định hình thị trường tiêu thụ dăm thế giới, thậm chí đang tham gia thị trường thế giới với vị thế bị động chứ chưa phải chủ động.

Giá xuất khẩu dăm của Việt Nam thấp, trước hết là do chất lượng dăm của Việt Nam kém hơn chất lượng dăm của các nước. Hiện tượng lẫn tạp chất, độ ẩm cao, ẩm mốc, hàm lượng xenluloza thấp trong dăm Việt Nam là tương đối phổ biến.

Ngoài ra, theo thông tin chia sẻ từ một số doanh nhân, ngành dăm có hiện tượng làm giá bởi các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Các công ty dăm Trung Quốc sang mua lại các công ty dăm của Việt Nam, thuê quản lý người Việt, những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành trước đó. Họ phối hợp với nhau, dìm giá bán.

Trong khi đó, tính liên kết giữa các doanh nghiệp dăm của Việt Nam lỏng lẻo. Trừ khu vực Quảng Ngãi có hiệp hội dăm, hiện chưa có tổ chức nào đại diện cho ngành dăm trong cả nước.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường với tốc độ lây lan nhanh, các doanh nghiệp sản xuất gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định bắt đầu gặp khó khăn vì thiếu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, buộc tạm hoãn thời gian giao hàng đã ký kết.   

Nói về khó khăn của ngành gỗ hiện tại, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đang chịu tác động tiêu cực rất lớn của dịch Covid-19. Ngành gỗ đã, đang và sẽ chịu thiệt hại nặng nề với hậu quả không thể lường hết mặc dù có độ trễ từ 2-3 tháng so với các lĩnh vực du lịch, khách sạn, giao thông vận tải,… nhưng chắc chắn ngành gỗ bị tác động rất nặng và kéo dài trong cả mùa hàng 2020-2021.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án Nhà máy chế biến gỗ”tại Huyện M’Đrắk, Ea Kar, Lắk – Tỉnh Đắk Lắknhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhlâm nghiệp và chế biến lâm sảncủa tỉnh Đắk Lắk.Kiểm soát chất lượng dăm xuất khẩu, nhằm duy trì thương hiệu là mục tiêu quan trọng, nhằm nâng cao hình ảnh, xác định vị thế của ngành trên trường cả nước và quốc tế.

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
  • Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
  • Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

Mục tiêu chung

  • Phát triển dự án Nhà máy chế biến gỗ” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm từ gỗ, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhlâm nghiệp và chế biến lâm sản, đảm bảo tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  
  • Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Đắk Lắk.
  • Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Đắk Lắk.
    • Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

Mục tiêu cụ thể

  • Phát triển mô hìnhchế biến lâm sảnchuyên nghiệp, hiện đại,sản xuất gỗ dămgóp phần cung cấp sản phẩmchất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
  • Cung cấp sản phẩm gỗ dăm cho thị trường khu vực tỉnh tỉnh Đắk Lắk và khu vực lân cận, định hướng xuất khẩu.
  • Hình thành khu cung cấp gỗ,sản xuấtchế biến gỗchất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
  • Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Doanh thu từ sản xuất gỗ băm               4.884tấn/năm
Doanh thu từ phế phẩm73tấn/năm
  • Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
  • Thúc đẩy phong trào trồng rừng tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời nâng cao nhận thức cho nhân dân về phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Đắk Lắknói chung.