Dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:“Nhà máy chế biến lương thực thực phẩm””
Địa điểm xây dựng:
Quy mô diện tích: 6m2.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: …..000.000 đồng.
Trong đó:
- Vốn tự có (30%) :.200.000 đồng.
- Vốn vay – tín dụng (70%) :.718.800.000 đồng
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu 4 mặt hàng : gạo, cà phê, điều, hạt tiêu.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nhà nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng công nghệ gia công sau thu hoạch và sản phẩm từ lúa gạo chế biến ra chưa được phát triển mạnh mẽ, làm cho giá trị thương phẩm không được nâng cao và không tận dụng được tất cả tài nguyên của lúa gạo.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, hướng đến xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút các hộ nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất lúa gạo an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nhà máy chế biến lương thực thực phẩm”tại
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 của Bộ Y tế: Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
- Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam Và Liên Minh Châu Âu.
- Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
- Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
Mục tiêu chung
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường sống tại địa phương;
- Tạo việc làm ổn định cho lao động tại nhà máy và tăng thu nhập cho chủ đầu tư và người sản xuất lúa gạo.
Mục tiêu cụ thể
Đầu tư xây dựng mới nhà máy xay, xát chế biến gạo với quy mô: phát triển công nghiệp chế biến, chủ động sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng thêm mới trong chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống kho chứa hiện đại, sử dụng công nghệ thổi khí lạnh để có thể tồn trữ từ 6 đến 24 tháng, không giảm phẩm chất và hao hụt trong quá trình lưu kho.
- Triệt để thu hồi phụ phẩm tấm, cám. Trấu được dùng để sấy lúa, sản xuất củi trấu.
- Tự động hóa trong sản xuất cao, dây chuyền sấy, tồn trữ, xay xát hiện đại, khép kín.