Dự án nông trại giáo dục
Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
- Tên dự án: Nông trại giáo dục kết hợp du lịch sinh thái xanh.
- Địa điểm thực hiện dự án : Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự án.
- Tổng mức đầu tư: Trong đó:
- Vốn tự có (tự huy động) :.000 đồng.
- Vốn vay : 23..000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Theo UNWTO, phần lớn điểm đến ở Đông Nam Á duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây. Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19,9% so với năm 2017, được đánh giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và khu vực). 7 tháng đầu năm 2019 đã có gần 9,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng nổ, đặc biệt là trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á.
Nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hằng năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới.
Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn là mục đích của đa số thị trường khách, song nhiều nhu cầu mới hình thành, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).
Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành Du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.
Nông trại giáo dục là một địa điểm du lịch hấp dẫn với mục tiêu vừa học, vừa trải nghiệm cuộc sống, giúp các em học sinh hiểu thêm thiên nhiên. Khéo léo kết hợp các yếu tố nông nghiệp, giáo dục và du lịch trong một mô hình trang trại đang là hướng đi của một số trang trại trên địa bàn tỉnh thực hiện trong thời gian gần đây. Đây là ý tưởng độc đáo, khá mới mẻ và đang đón nhận được sự quan tâm của đông đảo các gia đình, các cấp học từ mầm non đến phổ thông cơ sở đến tham gia trải nghiệm.Dự án vận dụng linh hoạt và sáng tạo theo mô hình giáo dục thực nghiệm phương pháp dạy học đang được các bậc phụ huynh đánh giá rất cao hiện nay.
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn còn trên ghế nhà trường, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển một cách tốt nhất.
Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.
Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá luôn được các trường học quan tâm, chú trọng để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Các buổi hoạt động ngoại khoá đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, mang đến cho các em một môi trường học tập năng động, tích cực. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, trẻ em sẽ được phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, đồng thời phát huy sự nhanh nhạy, khéo léo. Ngoài ra, hoạt động ngoại khoá còn giúp trẻ sống hoà đồng, gắn bó, đồng thời phát triển tư duy một cách tự nhiên và thuần thục nhất.
Trong thời buổi trẻ tiếp xúc với xã hội sớm như ngày nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thực sự rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khoẻ mà còn giúp các em sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Dự án xây dựng một nông trại giáo dục hoạt động thật, không phải là mô hình mô phỏng các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt thực tế vừa mang lại giá trị nông sản cung cấp nguồn lương thực ra thị trường vừa tạo điều kiện cho mọi người đến tham quan, khám phá thậm chí là du lịch, nghỉ dưỡng. Thông qua các hoạt động nông nghiệp này mọi du khách, nhất là các em nhỏ có thể mở rộng tầm mắt, học hỏi những điều bổ ích từ việc chăn nuôi, trồng trọt.
Với các em nhỏ, khi đến với nông trại các em có một sân chơi mới, thông qua trò chơi tập làm bác nông dân các em được tham gia vào quá trình trồng trọt và chăn nuôi thực tế trong đời sống. Các em được quan sát sự phát triển của cây, các phương pháp nhân giống, cải tạo đất. Quan sát vật nuôi và môi trường sống của chúng, chọn giống, sản xuất thức ăn, chăm sóc và phòng bệnh cho vật nuôi, được thực hành nấu ăn, tự tay làm ra những món ăn yêu thích.
Dự án nông trại giáo dục xây dựng mô hình thực tế với các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn, may mặc, cơ khí, vẽ kỹ thuật điện, xây dựng chương trình từ lớp 1 đến lớp 12.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án nông trại giáo dục.
IV. Các căn cứ pháp lý.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
Mang đến cho mọi người một mô hình mới mà trong đó mọi người vừa có thể vui chơi, khám phá vừa có được những trải nghiệm thú vị.
Giáo dục kỹ năng sống với chương trình học thực tế cho học sinh.
Tạo môi trường hoàn toàn tự nhiên và an toàn, với không gian vui chơi học tập đa dạng cho trẻ em và cả gia đình.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản xuất của các thành viên, cộng đồng và có khả năng mở rộng thành viên.
– Giúp cho học sinh quan sát và thực hành thực tế theo chương trình đã học trên lớp.
– Xây dựng chương trình học thực tế từ cấp 1 đến cấp 3.