Dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, kết hợp điểm câu cá giải trí
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:“PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, KẾT HỢP ĐIỂM CÂU CÁ GIẢI TRÍ”
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 22.535,0 m2.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.
Trong đó:
- Vốn tự có (30%): đồng.
- Vốn vay – huy động (70%): 1.891.658.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản | 41 | tấn/năm |
Doanh thu từ dịch vụ câu cá, nhà hàng | 9.125 | khách/năm |
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Thủy sản nước ngọt: Thách thức phát triển bền vững
Thủy sản nước ngọt đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống; góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thủy sản cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sông, hồ. Nhưng để phát triển bền vững, nuôi thủy sản nước ngọt cần vượt qua những thách thức không nhỏ.
Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển thủy sản nước ngọt (nội đồng) do có nhiều sông, suối, hồ chứa… Như tại các tỉnh phía Bắc có địa hình tự nhiên đa dạng, có thể phát triển nhiều loại hình nuôi thủy sản như nuôilồng bè trong hồ chứa, sông suối, nuôi ao, nuôi kết hợp trong ruộng lúa… và đa dạng đối tượng nuôi, phát triển các thủy sản đặc sản, có giá trị. Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản của cáctỉnh phía Bắc là 205.253 ha, giảm 9,75% so năm 2015, trong đó nuôi nước ngọt đạt 157.767 ha (giảm 11,05%). Phát huy tiềm năng và lợi thế nuôi cá nước ngọt, người dân các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đã lựa chọn nuôi những giống chất lượng như cá trôi, trắm, chép, rô phi đơn tính, điêu hồng, cá lăng… chohiệu quả kinh tế cao. Tuy chưa tạo thành hàng hóa tập trung nhưng mang lại hiệu quả xã hội rất lớn như cung cấp sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn phá rừng.
Mặc dù, nuôi thủy sản nước ngọt các tỉnh phía Bắc phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng do ảnh. hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường, khó lường, mưa lũ, lũ quét, lũ ống thường xuyên xảy ra khiến cho người nuôi luôn đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi. Ngoài ra, địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông không thuận lợi, khiến việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Trong khi, diện tích nuôi thủy sản chủ yếu trong các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được đầu tư tương xứng, vì vậy chưa tạo thành vùngsản xuất tập trung để có nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, mà chủ yếu vẫn phục vụ tiêu dùng nội địa.
Phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung
Nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc có vai trò quan trọng đối với kinh tế – xã hội của địa phương, đồng thời là thành tố quan trọng để góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Để phát triển nuôi trồng thủy sảntại các tỉnh phía Bắc bền vững, theo Tổng cục Thủy sản, các địa phương cần đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; gắn sản xuất nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn sinh học, quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: “Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội của nước ta” Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2025 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: “Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng”. Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường “đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…”. Như vậy, du lịch cộng đồng khai thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du lịch nước nhà.
Được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch dồi dào và phong phú, huyện Thanh Liêm đang nỗ lực thu hút ngoại lực, phát huy nội lực để hát huy tiềm năng, hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, tiếp tục nâng cao hình ảnh và vị thế của ngành du lịch tỉnh trên bản đồ du lịch Việt Nam. Huyện Thanh Liêm đã và đang tăng cường đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành các chính sách quản lý, các quy chế, kế hoạch, đề án…
Về nhu cầu câu cá giải trí, ở Việt Nam nhu cầu câu cá giải trí ở các thành phố lớn ngày càng phổ biến. Một hoạt động giải trí đã được nhiều người đầu tư kinh doanh, xây dựng các hồ câu cá giải trí chuyên nghiệp.
Hơn nữa, địa điểm thực hiện dự án cách khoảng 1 km về hướng Tây Nam là địa điểm du lịch nổi tiếng Chùa Địa Tạng Phi Lai (tên Nôm còn gọi chùa Đùng) tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm đang dần trở thành điểm nhấn về du lịch tâm linh ở Hà Nam. Chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng…Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá chân thiện mỹ. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Phát triển kinh tế nông nghiệp, kết hợp điểm câu cá giải trí”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí của Tỉnh Hà Nam.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
- Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;
MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
Mục tiêu chung
- Phát triển dự án “Phát triển kinh tế nông nghiệp, kết hợp điểm câu cá giải trí” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nuôi trồng thủy sản, du lịch đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
- Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực Tỉnh
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của huyện Thanh Liêm,Tỉnh Hà Nam.
- Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
Mục tiêu cụ thể
- Phát triển theo mô hình“Phát triển kinh tế nông nghiệp, kết hợp điểm câu cá giải trí”phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, cung cấp các dịch vụ du lịch, câu cá giải trí, ăn uống,… đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
- Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản | 41 | tấn/năm |
Doanh thu từ dịch vụ câu cá, nhà hàng | 9.125 | khách/năm |
- Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và Tỉnh Hà Namnói chung.