Dự án sản xuất thiết bị y tế

MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: “NHÀ MÁY SẢN XUẤT BƠM KIM TIÊM Y TẾ DÙNG 1 LẦN XMVINAMEDICAL”

Địa điểm thực hiện dự án:xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:,0 m2.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Trong đó:

  • Vốn tự có (30%)                       : đồng.
  • Vốn vay – huy động (70%)        : 43.342.534.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Sản lượng từ nhà máy sản xuất3.120.000hộp/năm

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Hòa chung với không khí phát triển của xã hội, con người ngày càng được tận hưởng nhiều dịch vụ có ích, phục vụ cho nhu cầu sống hiện tại trong đó có y tế là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Xã hội phát triển không phủ nhận những tác động tích cực tới cuộc sống con người nhưng bên cạnh đó nó cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh tật mà phương pháp chữa bệnh truyền thống bắt mạch ngày xưa dã không còn tác dụng. Để chữa bệnh , ngày nay người ta cần tới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, cũng những nhưng dược phẩm hiện đại có chức năng công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để nhập khẩu TTBYT và khoảng 80% TTBYT đang sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Việt Nam là nhập khẩu.

Việt Nam hiện có khoảng 1000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về TTBYT rất lớn, đa dạng về chủng loại và đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị, công ty sản xuất, kinh doanh TTBYT không nhiều. Sản phẩm TTBYT do các doanh nghiệp trong nước sản xuất lại đang gặp khó khi ra thị trường bởi tâm lý “sính ngoại” của thị trường Việt.Thị trường mua sắm TTBYT hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu từ các cơ sở y tế nhà nước hoặc từ các chương trình viện trợ của nước ngoài. Các cơ sở y tế (đơn vị tổ chức đấu thầu) khi nêu yêu cầu kỹ thuật về tính năng của thiết bị trong hồ sơ mời thầu thường dựa trên cơ sở tính năng và các thông số kỹ thuật kỹ thuật của một số loại đơn lẻ mà họ biết, đôi khi còn yêu cầu cụ thể tiêu chuẩn xuất xứ của thiết bị phải từ Anh, Mỹ, Nhật,…nên khi tham gia đấu thầu các thiết bị y tế do đơn vị trong nước sản xuất không phù hợp hồ sơ mời thầu, và các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sẽ vô tình bị loại ngay…vòng đầu”. Chưa kể, không ít khách hàng khi đặt mua TTBYT yêu cầu xuất xứ hàng hóa phải từ các nước tiên tiến như thuộc EU…

Với sự phát triển ngày một lớn mạnh ngành y tế cũng như dược phẩm thiết bị y tế như  hiện nay thì việc thu hút doanh nghiệp trong nước thành lập các cơ sở sản xuất thiết bị y tế là điều tất yếu, bởi vì sự đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất đồng bộ, độc đáo và hiện đại. Qua đó, chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất bơm kim tiêm y tế dùng 1 lần”.

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
  • Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
  • Nghị định số 03/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
  • Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 về việc Quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y;
  • Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế.
  • Quyết định số 745/QĐ-BYT ngày 28/02/2019 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới / được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/ bị bãi bỏ lĩnh vực trang thiết bị y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.

MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

Mục tiêu chung

  • Phát triển nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. 
  • Cung cấp nguồn sản phẩm kim tiêm đạt chuẩn chất lượng cao.
    • Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương.

Mục tiêu cụ thể

  • Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Công suất3.120.000 hộp/năm
  • Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
  • Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàunói chung.