Dự án trang trại trồng nấm

MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: Trang trại trồng nấm.

Địa điểm xây dựng: Hình thức quản lý:

+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về quy hoạch trồng nấm, quy trình chăm sóc, thu hoạch.

Tổng mức đầu tư:

 Trong đó:

+ Vốn tự có (tự huy động)         : 1.000 đồng.

+ Vốn vay tín dụng                   : 2..000 đồng.                           

1.3. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN

A. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TRỒNG NẤM

Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, PP,… và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Nấm còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như: tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, ngăn ngừa và trị liệu các bệnh tim mạch, hạ đường máu, chống phóng xạ, chống oxy hóa, giải độc và bảo vệ tế bào gan, an thần, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, ngành nấm đang ngày càng phát triển, các loại nấm được trồng phổ biến là: mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm linh chi các loại…

Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở. Chính vì vậy, ngày 16/04/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 439/QĐ- TTg , đưa nấm ăn, nấm dược liệu vào Danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển. (Trích: Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).

Thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ. Nhờ vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, việc phát triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt nhờ sử dụng các phụ phẩm của trồng trọt.

Tuy nhiên, so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất nấm nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng; chưa có sự đầu tư đúng mức cho sơ chế, chế biến, bảo quản. Do đó, chất lượng sản phẩm chưa cao, khó có thể cạnh tranh với một số nước.

B.PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở BÌNH THUẬN

Có thể nói kinh tế trang trại là loại hình kinh tế đang khẳng định được vai trò và vị trí trong nền kinh tế thị trường nhất là trong ngành nông nghiệp, góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặt kinh tế ở nông thôn, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân ở nông thôn. Góp phần vào việc duyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, một bước lên công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn nông nghiệp.

Phát triển kinh tế trang trại có sức hút lớn đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương trong tỉnh và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đã khuyến khích được những hộ nông dân có tiềm lực về vốn mạnh dạn đầu tư vào để xây dựng các trang trại có qui mô lớn với nhiều loại hình, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá so với kinh tế hộ.

Với nổ lực không ngừng và các chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích kinh tế hộ và các mô hình hợp tác mới ở nông thôn phát triển thật sự trở thành động lực mạnh mẽ cho nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư bỏ vốn ra để làm trang trại, nhằm khai thác hiệu quả về tiềm năng đất đai và lợi thế kinh tế của từng địa phương. Mô hình kinh tế trang trại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Bình Thuận.

àTừ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang trại trồng nấm Sông Lũy 2” tại Thôn 2, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp sạch, đồng hành cùng bà con địa phương trên con đường đi đến thành công trong mô hình kinh doanh ngành nấm

1.4. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

– Luật Bảo vệ Môi trường  số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

– Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

– Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp;

– Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Thông tư số  02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí kinh tế trang trại;

Cùng Kết quả điều tra và khảo sát thực địa tại hiện trường của chủ đầu tư kết hợp cùng đơn vị tư vấn thực hiệ dự án.

1.5. MỤC TIÊU DỰ ÁN

1.5.1. Mục tiêu chung

Xuất phát từ thực tế yêu cầu đầu tư dự án Trang trại trồng nấm Sông Lũy 2 tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Bắc Bình trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của chính quyền. Các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển trồng nấm, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng. Ứng dụng trồng nấm có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến trồng nấm cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Tạo sự gắn kết giữa trang trại và người nông dân, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bình Thuận cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển trồng nấm. Cung cấp cho xã hội một khối lượng nấm có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.5.2. Mục tiêu cụ thể

–       Sản phẩm chủ đạo của dự án: sản xuất nấm Bào ngư, nấm mối đen và sản xuất phôi nấm. Nấm Bào ngư và nấm mối đen là một loại nấm dễ trồng, ít tốn kém chi phí đầu tư nhưng hiệu quả mang lại tương đối khả quan.

–       Cung cấp phôi giống cho các nhu cầu trồng nấm của địa phương và các tỉnh lân cận.

–       Góp phần gia tăng thu nhập gia đình người dân địa phương, cải thiện đời sống, góp phần phát triển xã hội địa phương

–       Nghiên cứu phát triển đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất, dần làm chủ công nghệ sản xuất và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

–       Thu mua rơm, mùn cưa của bà con nông dân ở nông thôn để sản xuất nấm sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc….

Tận dụng những lợi thế của địa điểm xây dựng một dư án trang trại có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Xây dựng trang trại sản xuất nấm chất lượng cao nhằm cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng; Khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp. Áp dụng qui trình kỹ thuật trồng tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.