Dự án trang trại trồng trọt công nghệ cao
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
Chủ đầu tư: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:“ Trồng trọt công nghệ cao”
Địa điểm xây dựng:
Quy mô diện tích:200 ha.
Tổng mức đầu tư của dự án: 200.000.000.000 đồng. (Hai trăm tỷ đồng)
Trong đó:
- Vốn tự có (5%) : 10.000.000.000 đồng.
- Vốn vay – huy động (95%) : 190.000.000.000 đồng.
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
Nhiều năm trở lại đây, tại nhiều địa phương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng từ đất lúa, cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp và gia tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Các tỉnh trung du và miền núi nước ta có các tiểu vùng sinh thái đặc trưng phù hợp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng cây ăn quả ở khu vực này còn manh mún, chưa tương xứng tiềm năng. Đầu tư hợp lý, áp dụng khoa học – kỹ thuật, có chiến lược phát triển rõ ràng là việc làm cần thiết để phát huy giá trị loại cây này.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp khuyến khích người dân tiếp tục phát triển cây ăn quả có thế mạnh, giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ; ưu tiên tập trung hỗ trợ phát triển vùng cây ăn quả tập trung theo hướng sản xuất an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Các cây ăn quả phân bố rộng khắp các tỉnh và đã hình thành một số vùng tập trung lớn, có tính chất hàng hóa. Cùng với đó, cơ cấu giống cây ăn quả trong sản xuất của vùng đang có sự chuyển đổi khá rõ, bổ sung được một số giống mới nhập nội, chọn tạo, có năng suất, chất lượng tốt bằng việc trồng mới, trồng thay thế vườn giống cũ, ghép cải tạo giống…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không được kiểm tra, kiểm soát. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu, giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ gia đình còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trồng trọt – tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập một hệ thống nông nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng trọt chuyên nghiệp.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang trại trồng trọt công nghệ cao” tại Tỉnh Thanh Hóa nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Thanh Hóa.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;
- Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
- Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020.
MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
Mục tiêu chung
- Phát triển dự án “Trang trại trồng trọt công nghệ cao” chuyển đổi giống cây trồng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
- Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Thanh Hóa.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Thanh Hóa
- Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
Mục tiêu cụ thể
- Phát triển mô hình nông nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại, trồng trọt các loại trái cây phù hợp với điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng Thanh Hóa, cụ thể là các cây bưởi, cây măng tre lục trúc chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao, theo tiêu chuẩn nông nghiệp quốc tế, phục vụ cho xuất khẩu.
- Khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, phát triển vùng cây ăn quả với quy mô đủ lớn, có sản phẩm hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người trồng, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Tổ chức Trang trại trồng trọt theo phương châm “năng suất cao – chi phí thấp – phát triển bền vững”.
- Nâng cao chất lượng nông sản cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng thương hiệu của chủ đầu tư lớn mạnh và có tầm cỡ trong nước và trong khu vực.
- Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Trồng bưởi 1.800,0 tấn/năm Trồng măng 2.700,0 tấn/năm - Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Thanh Hóa nói chung.