Dự án trồng cỏ chất lượng cao

Sự cần thiết đầu tư dự án.

Góc nhìn thế giới

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thế giới và Việt Nam. Những thập kỷ qua, nhân loại chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của ngành hàng này cả về quy mô, phương thức sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm.

Một nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi là tăng trưởng thu nhập. Từ năm 2020 đến năm 2050, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trên toàn cầu hàng năm ước tính 2,5%. Khi thu nhập tăng, thì chi tiêu cho các sản phẩm chăn nuôi cũng sẽ tăng. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, dự báo ở mức từ 1,0 – 3,5%/năm. Tăng trưởng tiêu thụ thịt, sữa ở các nước công nghiệp được dự đoán sẽ chậm hơn so với các nền kinh tế đang phát triển.

Dự báo trong các thập kỷ tới, chăn nuôi của thế giới sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm hữu cơ tiếp tục tăng cao nên doanh số bán các loại mặt hàng này trên thị trường toàn cầu tăng bình quân 12-13%/năm trong những năm qua và xu hướng tiêu dùng này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Tính riêng Đài Loan mỗi năm mỗi năm phải nhập trung bình 80.000 container cỏ khộ từ Mỹ; Nếu nhập từ Việt Nam thì rất lợi về giá và chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có nhu cầu lớn hơn cả Đài Loan. Chưng tính đến những quốc gia không có đồng cỏ khác thì nhu cầu rất như các nước Trung Đông.

Góc nhìn Việt Nam

Ở Việt Nam sự phát triển của ngành chăn nuôi cùng với việc thu nhập của người lao động tăng, dẫn đến thay đổi lớn trong cách chi tiêu. Theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi tuyệt đối cho gạo giảm 4% trong khi chi cho thịt và sữa tăng gấp đôi. Tại khu vực đô thị, chi tiêu cho gạo giảm từ 25% (2002) xuống còn khoảng 17,2%, trong khi chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 32,7% lên 37,8% trong cùng kỳ. Tại khu vực nông thôn, chi tiêu cho gạo giảm từ 38,9% xuống 25,4% và chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 23,4% lên 34%.

Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững. Cơ cấu nông nghiệp chiếm 64,7%; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3,5-4%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 4,3-4,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 22 tỷ USD.

Phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp. Số lượng Trâu đến năm 2020 đạt khoảng 3 triệu con, Bò khoảng 12 triệu con. Riêng xây dựng đàn bò sữa lên 500.000 con để nâng cao sức khoẻ cộng đồng; nhưng đến nay toàn quốc chỉ mới có khoảng 275.000 con (số liệu của QĐ số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 và QĐ số 6150/QĐ-UBNN Tp. HCM ngày 24/11/2016).

Hiện nay nguồn thức ăn rất khan hiếm, có tươi chỉ đáp ứng 10% nhu cầu (Cỏ voi và cỏ tạp đạt 4-5% protein); vì vậy bò phải ăn các loại thức ăn tạp như xác mì, hèm, rơm, vỏ các loại trái cây, cám…nên sản lượng sữa chỉ đạt khoảng 15 lít/con/ngày và chất lượng sữa rất thấp nên giá bán rất thấp.

Trong những năm gần đây, lượng bò tăng đàn từ 90.000 con lên khoảng 175.000 con nên nguồn thức ăn khan hiếm, các trại lớn phải nhập cỏ khô từ Mỹ với giá 12.000đ/kg.

Giống cỏ MULATO II & III (Cỏ Úc Lai)

Theo tiêu chí của cựu bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Cao Đức Phát “Muốn thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam thì phải cố gẳng làm sao năm 2020 phải có tối thiểu 200.000 ha đồng cỏ chất lượng cao.

Công ty Kim Thảo Nguyên thấy được tiềm năng rất lớn cho nguồn thức ăn ủ chua và thức ăn TMR từ nguồn cỏ Úc.

1.2 Giới thiệu về chủ đầu tư.

1.3Thông tin dự án.

Tên dự án:Trồng Cỏ Chất Lượng Cao

Quy mô: 200. 0 ha.

Loại hình đầu tư:

Tổng vốn đầu tư                      

          Trong đó:

     + Vốn tự có (1,48%)                      :.000 đồng.

     + Vốn liên doanh (98,52%)            :26..000.000 đồng.

          Dự án được cam kết hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng đối tác.

1.4 Các căn cứ pháp lý.

Luật đầu tư 67/2014/QH13ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCNngày 14 tháng 03 năm 2017 về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

Quyết định1360/QĐ-BNN-KHCNngày 24 tháng 4 năm 2019 về phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2020 – 2025.

CHƯƠNG II. QUỸ ĐẤT – QUY HOẠCH DỰ ÁN

Lượng thức ăn một con bò mỗi ngày

45 Kg Cỏ
Thức ăn 10% trọng lượng
Một con bò 450 kg

Nhu cầu cỏ cho địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Một ngày cần: 80.000 con x 45kg/con/ngày = 3.600.000 kg.

Một tháng cần 3.600.000 x 30 ngày = 108.000.000 kg.

Một Ha cỏ nếu chăm sóc tốt đạt trung bình 60.000 kg.

=>Hiện nay TP. Hồ Chí Minh cần một đồng cổ tối thiểu với diện tích 1.800 ha.

Nếu tăng đàn để đạt mục tiêu của Chính phủ là 500.000 con.

Và TP. HCM vẫn chiếm tỷ lệ 45,7% đàn bò cả nước thì TP. HCM cần đồng cỏ có diện tích là:

(228.500 con x 45 kg/con/ngày x 30 ngày):60.000kg/ha = 5.141 ha.

Nhu cầu cả nước cần

(500.000conx45kg/con/ngàyx30 ngày x 30 ngày): 60.000kg/ha = 11.250 ha.

Theo tính toán của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ngành chăn nuôi toàn quốc phấn đấu đến 2020 cần diện tích đồng cỏ chất lượng cao là 200.000 ha.

Công ty Cổ phần Kim Thảo Nguyên sẽ làm việc với cơ quan chức năng mỗi tỉnh để xin diện tích đất phù hợp cho từng vùng.

Công ty lựa chọn vị trí phù hợp với quy hoạch để thực hiện dự án nông nghiệp, các thủ tục thực hiện dự án theo luật định.

CHƯƠNG III. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

3.1 Quy mô của dự án

Đầu tư trực tiếp cho đồng cỏ 000 ha.

Đầu tư gián tiếp

TTNội dung
1Nhà máy phân vi sinh và hữu cơ
2Nhà máy sản xuất máy nông nghiệp
3Đường giao thông
4Nhà làm việc, nhà kho, nhà ở cán bộ

3.2Tổng vốn đầu tư

Đầu tư trực tiếp

Giống : trung bình 10Kg/ha: 10 Kgx1.200.000đ/kg12.000.000đ
Phân: chỉ dùng phân sinh học10.000.000 đ
Phí cải tạo mặt bằng  5.000.000 đ
Hệ thống tưới: máy bơm + điện 3 pha + Ống + vòi phun30.000.000 đ
Nhân công: 01 người x 8.000.000 đồng/tháng8.000.000 đ
Xăng dầu và tiền điện2.000.000 đ
Phí phát sinh10.000.000 đ
Tổng cộng77.000.000 đ

Đầu tư gián tiếp mỗi cánh đồng

01 xe bán tải300.000.000 đ
01 máy thu hoạch3.500.000.000 đ
04 máy máy cày 40-80 mã lực
(Hệ thống máy cày này có thể đảm bảo cho cánh đồng 500 ha)
1.000.000.000 đ
01 nhà kho 2.000 m21.000.000.000 đ

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

ĐVT: 1000 đồng

TTNội dung Thành tiền trước VAT Thuế VAT Thành tiền sau VAT
IXây dựng              2.227.272.727                222.727.273       2.450.000.000
1Nhà máy phân vi sinh và hữu cơ                     45.454.545                     4.545.455             50.000.000
2Nhà máy sản xuất máy nông nghiệp                   909.090.909                   90.909.091         1.000.000.000
3Đường giao thông                   454.545.455                   45.454.545           500.000.000
4Nhà làm việc, nhà ở CB- CNV, nhà kho                   818.181.818                   81.818.182           900.000.000
IIThiết bị              5.636.363.636                563.636.364       6.200.000.000
1Hệ thống máy thu hoạch                1.272.727.273                 127.272.727         1.400.000.000
2Hệ thống máy kéo                   727.272.727                   72.727.273           800.000.000
3Hệ thống tưới                3.636.363.636                 363.636.364         4.000.000.000
IVChi phí đất              3.636.363.636                363.636.364       4.000.000.000
VChi phí phân bón              2.363.636.364                236.363.636       2.600.000.000
VIChi phí giống                 909.090.909                  90.909.091       1.000.000.000
VIIChi phí lương              8.181.818.182                818.181.818       9.000.000.000
VIIIChi phí xây dựng cánh đồng giống                 454.545.455                  45.454.545          500.000.000
IXDự phòng phí                 556.818.182                  55.681.818          750.000.000
XKinh phí vận tải đoạn đầu                 454.545.455                  45.454.545          500.000.000
Tổng cộng            15.329.545.455             1.532.954.545     27.000.000.000