Thuyết minh Dự án Xây dựng Nhà máy Gạo chất lượng Hoa Sen – Cờ Đỏ

 

 

 

II. Quy mô sản xuất của dự án 
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.

 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5% mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015-2020.

 

Châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo nhất vào đầu thập kỷ tới

 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5% mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015 – 2020.
Những cơ sở để đưa ra dự đoán này bao gồm: Nhu cầu tăng vững (chủ yếu bởi gia tăng dân số và tăng thu nhập ở những nước đang phát triển) và một số nước nhập khẩu chủ chốt không thể tăng mạnh sản lượng. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, phần của mậu dịch gạo thế giới trong tổng tiêu thụ gạo đã tăng từ khoảng 4% trong nửa cuối thế kỷ XX lên gần 8% hiện nay, và dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn. Thị trường nhập khẩu: Châu Phi sẽ chiếm phần lớn nhất.
Tại châu Phi và Trung Đông, tăng trưởng mạnh về nhu cầu bởi dân số và thu nhập tăng nhanh, trong khi mức tăng sản lượng bị hạn chế. Ở Bắc Phi và Trung Đông, sản lượng tăng bị hạn chế bởi khí hậu. Ở châu Phi cận Sahara, sản lượng tăng bị hạn chế bởi hạ tầng cơ sở yếu kém. Trong khi đó, cả châu Phi và Trung Đông chiếm gần một nửa mức tăng mậu dịch gạo toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025. Châu Phi là nơi nhập khẩu tăng nhanh nhất.

Nhập khẩu gạothế giới (ĐVT: Triệu tấn)– Nguồn USDA.
Indonesia và Philippinesdự báo sẽ trở thành những nước nhập khẩu gạo lớn nhất. Gần đến mốc 2025, hai thị trường này sẽ nhập khẩu lần lượt 4 triệu và 2 triệu tấn.
Nhập khẩu vào Trung Quốcđã tăng gần 2 triệu tấn từ 2010 đến 2012. Tới 2025, dự báo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ thấp hơn mức kỷ lục cao của năm 2012, song vẫn ở mức cao bởi giá gạo nhập khẩu rẻ hơn giá nội địa, nhất là từ Việt Nam.
Các nước nhập khẩu khác – Iran, Iraq, Malaysia, và Saudi Arabia – mỗi nước sẽ nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn. Bốn thị trường này khó có thể tăng sản lượng và dự báo sẽ chiếm tổng cộng trên 10% mức tăng nhập khẩu dự kiến cho toàn cầu.
Nhập khẩu gạo vào các nước châu Ákhác sẽ chiếm gần hết phần còn lại trong mức tăng nhập khẩu gạo thế giới. Dân số và thu nhập trung bình người tăng là lý do khiến nhập khẩu ở những thị trường này gia tăng.
Tại EU, Canada và Mỹ, làn sóng nhập cư sẽ tiếp diễn, tiếp tục đẩy tiêu thụ gạo trung bình người tăng nhẹ, và nhập khẩu vì thế tăng theo. Tại Mexico, thu nhập tăng cũng sẽ khiến tiêu thụ gạo trung bình người tăng và nhập khẩu tăng nhẹ.
Nhập khẩu vào các nước Liên xô cũdự báo sẽ giảm nhẹ do sản lượng tăng mạnh, và dân số giảm, bù lại thì tiêu thụ trung bình người sẽ tăng chút ít.

 

Các nhà xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vẫn dẫn đầu

 

USDA dự báo châu Á tiếp tục cung cấp phần lớn gạo xuất khẩu trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025.

 

Xuất khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn: USDA.

 

Xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm trên 46% tổng mậu dịch gạo thế giới và trên 58% tổng mức tăng xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập kỷ tới.
Tại Thái Lan, diện tích và năng suất lúa dự báo sẽ tăng. Sản lượng tăng cộng với việc rút từ kho tồn trữ sẽ khiến xuất khẩu tăng khoảng 4,2 triệu tấn lên khoảng 13 triệu tấn vào năm 2022.
Việt Namsẽ xuất khẩu ít hơn một chút, tăng từ khoảng 7 triệu tấn lên 8,7 triệu tấn vào năm 2022. Tiêu thụ gạo trung bình ở cả 2 nước này sẽ đều giảm nhẹ trong bối cảnh thu nhập tăng.
Ấn Độthường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, song xuất khẩu của nước này dao động khá mạnh, bởi chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng 9/2011 chính phủ đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó xuất khẩu đã tăng từ dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2012. Mặc dù trong 10 năm tới xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ khó lặp lại kỷ lục đó, song sẽ vẫn ở mức cao trong vài năm tới bởi kho dự trữ còn rất nhiều.
Pakistan và Hoa Kỳmỗi nước xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn trong những năm gần đây. Pakistan đã tăng diện tích trồng lúa, và sản lượng gạo dự báo sẽ tăng lên 5 triệu tấn, đưa nước này lên vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới.
Xuất khẩu của Hoa Kỳtăng nhẹ nhờ diện tích trồng lúa tăng từ sau năm 2013, và tiêu thụ nội địa giảm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ dự báo vẫn chiếm khoảng 9% trong tổng xuất khẩu toàn cầu trong 10 năm tới.
Xuất khẩu từ Trung Quốc, nước đã từng giữ vị trí xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới, đã giảm trong những năm gần đây, song dự báo sẽ tăng trở lại và đạt 1,1 triệu tấn vào năm 2022, gấp đôi với mấy năm trước. Sản lượng dự báo sẽ có chút ít thay đổi. Năng suất tăng sẽ bù cho diện tích giảm, bởi Trung Quốc cho phép sử dụng gạo biến đổi gen. Tiêu thụ gạo trung bình người giảm do xu hướng chuyển sang sử dụng những thực phẩm khác của giới trung lưu và thu nhập cao dự báo sẽ được bù lại với dân số tăng. Tồn trữ gạo của Trung Quốc dự báo sẽ vẫn lớn trong giai đoạn dự báo.
Xuất khẩu gạo Australiađã hồi phục từ mức rất thấp bởi hạn hán nhiều trong thập kỷ qua. Dự báo xuất khẩu sẽ ổn định ở 0,5 triệu tấn.

Như vậy, qua phân tích xu hướng thị trường cho thấy, đầu ra của sản phẩm là tương đối khả quan. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai dự án.

II.2. Quy mô đầu tư của dự án.

Silo trữ lúa (trữ lạnh): 20.000 – 30.000 tấn.
Công suất sấy lúa: 180.000 tấn/năm
Dây chuyền sản xuất gạo trắng: 150.000 – 160.000 tấn lúa/năm.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí:

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt

Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Web    : http://duanviet.com.vn     – ĐT: 0918755356

Email  : lapduanviet@gmail.com

Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất