DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI

Sự cần thiết xây dựng dự án.

Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, từ năm 2010 đến nay, ngành nông nghiệp của tỉnh này đã triển khai áp dụng có hiệu quả nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư hướng đến nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đó là chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng “Cánh đồng lớn”.v.v…

Việc phát triển sản phẩm nông nghiệp mang lợi ích khác tạo ra lợi thế cho sản phẩn du lịch, hướng tới một du lịch bền vững, có trách nhiệm và xu hướng chung thế giới du lịch gắn với cộng đồng, cộng đồng hưởng lợi từ du lịch và góp phần làm gia tăng giá trị nông sản, mang lại lợi ích cho người nông dân không phải qua việc bán nông sản mà qua việc tổ chức dịch vụ cho du khách và thu lợi từ sản xuất dịch vụ, nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập… cho người nông dân. Đây là con đường đề phát triển du lịch bền vững, mang lại lợi ích, quyền lợi cho người nông dân theo hướng văn minh, hiện đại.

Chính vì vậy, phát triển du lịch nông nghiệp là góp phần làm đời sống nông thôn được đầy đủ hơn, nhận thức và sự hiểu biết của nông thôn, nông dân được tăng cường hơn, dân trí được nâng cao, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, góp phần tạo ra một sản phẩm mới, nổi trội của du lịch”

Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Thảo Nguyên Xanh tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ

IV. Các căn cứ pháp lý.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

V. Mục tiêu dự án.

V.1. Mục tiêu chung.

  • Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
  • Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp nước nhà. Góp phần phát triển kinh tế của tình nhà.
  • Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Singapore,…
  • Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư.
  • Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương để qua đó, xác định mô hình đặc trưng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Phú Quốc phát triển.
  • Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng và tạo ra một địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng lành mạnh cho người dân địa phương cũng như du khách.
  • Là một khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao đem lại cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

V.2. Mục tiêu cụ thể.

  • Xây dựng nhà màng (nhà kiếng, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ  (sản xuất rau công nghệ cao) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.
  • Khi dự án đi vào sản xuất với 100% công suất, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường xuất khẩu khoảng hơn 700tấn rau các loại theo tiêu chuẩn GLOBALGAP phục vụ xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Singapore và EU.
  • Sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP với công nghệ gần như tự động hoàn toàn.
  • Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.