Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng

MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: “TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG”

Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng
Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng

Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 25.379,0 m2.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.

Trong đó:

  • Vốn tự có (30%)                       : đồng.
  • Vốn vay – huy động (70%)        : 1.251.506.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Sản lượng từ trồng trọt khác                             13tấn/năm
Sản lượngtừ trồng ba kích4,350tấn/năm
Sản lượngtừ vườn ươm6.000cây/năm
Sản lượngtừ sơ chế dược liệu                             48tấn/năm

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.

Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.

Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum được đánh giá là phù hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tích canh tác cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng nhà máy chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau này.

Dự án hoạt động theo hướng sản xuất xanh theo tiêu chí môi trường. Chính vì vậy, để tận dụng khoảng trống tại các đường phân lô, mái nhà xưởng,… Chúng tôi tiến hành đầu tư hệ thống điện mặt trời để sản xuất điện mặt trời, cung cấp năng lượng cho hoạt động của toàn dự án. Đây là hướng đi mới trong thời kỳ công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao giá trị sản xuất và chung tay góp phần bảo vệ môi trường xanh – bền vững.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án Trồng dược liệu dưới tán rừng”tại Thôn Măng Pành, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tumnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủatỉnh Kon Tum.

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
  • Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
  • Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

Mục tiêu chung

  • Phát triển dự án Trồng dược liệu dưới tán rừng” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhnông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  
  • Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Kon Tum.
  • Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Kon Tum.
    • Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

Mục tiêu cụ thể

  • Phát triển mô hìnhnông nghiệpchuyên nghiệp, hiện đại,trồng dược liệu dưới tán rừng góp phần cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược chế biến khắp khu vực tỉnh tỉnh Kon Tum và khu vực lân cận.
  • Hình thànhmô hình khutrồng trọt chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
  • Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản lượng từ trồng trọt khác                             13tấn/năm
Sản lượng từ trồng ba kích4,350tấn/năm
Sản lượng từ vườn ươm6.000cây/năm
Sản lượng từ sơ chế dược liệu                             48tấn/năm
  • Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
  • Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Kon Tumnói chung.
  • Phân tích lựa chọn phương án công nghệ
  • Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Dự án Việt để được hỗ trợ tư vấn
  • Hiệu quả về mặt kinh tế
  • Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Dự án Việt để được hỗ trợ tư vấn
  • Liên hệ chúng tôi
  • Hotline: 0918755356 – 0903034381. Email: lapduanviet@gmail.com