Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG
Chủ đầu tư: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:“ trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái”
Địa điểm xây dựng:
Quy mô diện tích:,7 ha.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án:
Trong đó:
- Vốn tự có (30%) : 135.773.000 đồng.
- Vốn vay – huy động (70%) :.804.000 đồng.
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng.
Những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực bảo vệ hàng ngàn diện tích rừng hiện có, tỉnh Kon Tum đang nỗ lực phủ xanh đất trống đồi trọc bằng hàng trăm hecta rừng trồng.
Hiện nay, tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên là 967.418,35 ha, trong đó tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 779.013,21 ha, được phân ra: Diện tích rừng và đất rừng đặc dụng 93.246,09 ha; Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ 182.646,6 ha; Diện tích rừng và đất rừng sản xuất 491.629,52 ha; Diện tích rừng và đất rừng ngoài quy hoạch 11.509,0 ha.
Diện tích đất có rừng 602.334,02 ha (rừng tự nhiên 545.807,33 ha; rừng trồng 56.526,69 ha); Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 176.679,19 ha. Độ che phủ rừng đạt 62,3%.
Trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu tại Kon Tum hiện nay đang là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững hiện nay.
Về dược liệu, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Và ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm.
Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.
Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.
Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Như vậy, bảo tồn, lưu giữ và phát triển các loài dược liệu và cây thuốc quý là vấn đề cấp bách.
Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: “Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội của nước ta” Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2020 đưa Viêṭ Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: “Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng”. Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường “đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…”. Như vậy, du lịch cộng đồng khai thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du lịch nước nhà.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành lâm nghiệp, dược liệu và du lịch của tỉnh Kon Tum.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ TRỒNG RỪNG KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
- Luật Dược liệu số 105/2016/QH13ngày 06 tháng 4 năm 2016 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bô nông nghiệp và phát triển nông thôn vể công bố hiện trạng rừng năm 2015;
- Quyết định số 4961/QĐ – BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 17 tháng 11 năm 2014 về ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo vùng sinh thái lâm nghiệp;
- Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 04 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020;
- Quyết định 3657/QĐ-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2019 Về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030 của Bộ Y Tế;
- Quyết định 147/QĐ-TTg 2020 chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Mục tiêu chung
- Phát triển dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái” theohướng chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩmcó năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị ngành lâm nghiệp, dược liệu và du lịch phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của người dân và thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
- Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Kon Tum.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Kon Tum.
- Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
Mục tiêu cụ thể
- Trồng và chăm sóc rừng; cung cấp gỗ, cung cấp nguồn nguyên liệu dược liệu đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
- Phủ xanh đất trống, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng.
- Phát triển mô hình du lịch cộng đồng, phát triển tiềm năng du lịch địa phương.
- Tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người dân vùng dự án.
- Thúc đẩy phong trào trồng rừng tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời nâng cao nhận thức cho nhân dân về phát triển lâm nghiệp bền vững.