Dự án xây dựng Cơ sở Chăn nuôi heo gia công tập trung Tỉnh Kiên Giang
Trích lược nội dung dự án:
II.3. Định hướng phát triển
II.3.1. Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp
– Chăn nuôi trang trại công nghiệp có mặt thuận lợi: Quản lý được đầu vào; áp dụng tiến bộ khoa học, áp dụng được các công nghệ tiên tiến; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và tạo ra sản phẩm hàng hoá đồng loạt. Bên cạnh đó, sẽ kiểm soát được dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.
– Chăn nuôi trang trại công nghiệp có những bất lợi: Khó kiểm soát được ô nhiễm môi trường, nếu kiểm soát được chi phí rất lớn; diện tích đất chăn nuôi đòi hỏi lớn, luôn bị động với phát triển của công nghiệp.
– Đối tượng chăn nuôi trước mắt tập trung cho heo, gia cầm và bò sữa.
– Địa điểm thực hiện: Ở tất cả các tỉnh, thành, khuyến khích phát triển ở các tỉnh trung du, miền núi, những nơi đất rộng, mật độ dân cư thấp.
II.3.2. Điều kiện chăn nuôi trang trại
– Phát triển chăn nuôi trang trại phải có đăng ký kinh doanh.
– Có chuồng trại phù hợp với phương thức chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải, có các biện pháp bảo vệ môi trường.
– Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống ghi chép có thể truy nguyên được nguồn gốc.
– Chăn nuôi trang trai bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường hàng năm trên cơ sở số đầu vật nuôi dự kiến như sau:
+ Chăn nuôi heo nái sinh sản bán heo giống khi cai sữa: 600 nái trở lên.
+ Chăn nuôi heo nái sinh sản và nuôi thịt khép kín: 300 nái trở lên.
+ Chăn nuôi heo thịt/lứa: 10.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi gà đẻ trứng: 16.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi gà thịt 28.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi ngan, vịt, ngỗng: 10.000 con.
+ Dê, cừu: 800 con sinh sản.
+ Chăn nuôi ngựa 60 con cái sinh sản không kể ngựa con.
+ Chăn nuôi trâu bò thịt 200 con.
+ Chăn nuôi bò sữa: 100 con cái sinh sản không kể hậu bị.
II.3.3. Chăn nuôi theo truyền thống
– Chăn nuôi truyền thống là dựa vào kinh nghiệm và tập quán chăn nuôi của từng tỉnh, từng vùng.
– Chăn nuôi truyền thống có lợi: sử dụng được lao động nhàn, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tại chỗ.
– Tuy nhiên, chăn nuôi truyền thống có bất lợi: khó kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; năng suất vật nuôi thấp; hiệu quả không cao; chất lượng sản phẩm không đồng nhất và vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.
II.3.4. Điều kiện chăn nuôi hộ gia đình
– Có chuồng nuôi hợp vệ sinh và phù hợp với từng loại gia súc gia cầm, chăn nuôi 10 heo hoặc 5 heo và 1 trâu bò trở lên phải có hầm Biogas.
– Giống vật nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh
– Có tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh theo quy định;
– Không sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi và không dấu dịch, không vứt xác vật nuôi ra môi trường;
– Các hộ chăn nuôi phải cam kết sử dụng hợp lý phân bón và không gây ô nhiễm môi trường sống trong khu dân cư.
II.4. Giải pháp về giống và vật nuôi
II.4.1. Nội dung hoạt động
– Khuyến khích phát triển các giống vật nuôi trong lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền.
– Quy định điều kiện các cơ sở sản xuất giống vật nuôi và công nhận các cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo đăng ký.
– Tiêu chuẩn hoá từng giống vật nuôi, thương hiệu hoá sản phẩm
+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.
+ Công nhận chất lượng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống.
– Kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng giống vật nuôi qua năm, qua thời kỳ.
– Song song với phát triển giống năng suất cao phải chú ý đến giống địa phương, những giống năng suất thấp nhưng chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ.
– Bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giống vật nuôi và hệ thống quản lý giống vật nuôi.
II.4.2. Giống heo
– Thực hiện mô hình tháp khép kín trong nhân giống heo, nâng cấp và tăng cường các trại heo giống heo ngoại cụ kỵ, ông bà.
– Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung cần khuyến khích đầu tư, xây dựng các trang trại giống ông bà, bố mẹ.
– Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo heo.
– Khuyến khích nhập khẩu giống đặc biệt là tinh heo chất lượng cao, từ bên ngoài (tinh tươi, tinh đông lạnh).
– Tăng cường quản lý heo đực giống phối giống trực tiếp và heo đực giống khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.
– Giống heo cho chăn nuôi trang trại công nghiệp là con lai 04 giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc; sử dụng đực cuối cùng: Pietrain, Duroc.
– Giống heo cho chăn nuôi quy mô nhỏ hơn: các con lai 3 hoặc 4 máu, trong đó có máu của heo nội (Móng cái); sử dụng đực cuối cùng là Duroc hoặc Pietrain đôi chỗ dùng cả PD.
– Các giống heo nội bản địa: Móng cái, Heo mán, heo Sóc, heo Quảng Trị, heo Lửng , heo Mán, Heo bản.
– Tăng tỷ lệ heo giống dự kiến như sau: ngoại 18-20%; heo lai ngoại 70-72%, heo nội 8-10% (hiện nay tỷ lệ là 15, 72 và 13 tương ứng); Heo thịt 95-96% sản phẩm từ heo ngoại và lai ngoại (hiện nay là 92-93%).
II.5. Giải pháp về thức ăn
II.5.1. Mục tiêu
Cải tiến số lượng và chất lượng thức ăn cho từng giống vật nuôi.
Mở rộng sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn cho chăn nuôi.
Sử dụng hợp lý nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.
II.5.2. Giải pháp chính
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng có nguồn nguyên liệu lớn và có tiềm năng phát triển chăn nuôi như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền Núi phía Bắc.
Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới năng suất cao. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch để bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát cho nghề trồng ngô.
Giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất hoặc chưa đảm bảo.
Nâng cao quản lý chất lượng, dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực, chống gian lận thương mại.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sử dụng TĂCN công nghiệp. Tăng tỷ lệ sử dụng TĂCN từ 53.8% năm 2010 lên 62-65% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020.
Hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình, theo giai đoạn.
Quy hoạch hệ thống các nhà máy TĂCN mới.
Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chất bổ sung vào thức ăn như: Khoáng, vitamin, chất tạo màu, tạo mùi….
II.5.3. Công nghệ áp dụng trong thức ăn chăn nuôi
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi sinh, mem, enzyme để từng bước chủ động sản xuất trong nước về premix và phụ gia TĂCN.
Từng bước đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương.
Công nghệ nuôi cấy và tách chiết từ vi sinh vật để tăng cường hiệu quả tiêu hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm mô trường.
II.6. Tình hình phát triển chăn nuôi tỉnh Kiên Giang
Những năm qua, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Kiên Giang đã đem lại giá trị kinh tế nhất định, trong đó có những đóng góp đáng kể cho thu nhập của một bộ phận dân cư, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chăn nuôi của Kiên Giang chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Từ năm 2006 đến năm 2010, Do ảnh hưởng dịch bệnh và giá thức ăn tăng cao nhưng giá sản phẩm chăn nuôi luôn biến động nên người dân chưa yên tâm đầu tư để phát triển đàn. Kết quả điều tra thống kê thời điểm 01/4, đàn heo toàn tỉnh có 304.746 con, giảm 7,52% so cùng kỳ; đàn Trâu 9.674 con, giảm 4,08%; đàn Bò 13.118 con, giảm 14,45%; riêng đàn gia cầm tăng 13,41% so cùng kỳ với tổng đàn trên 5,18 triệu con, trong đó đàn vịt 2,87triệu con do dịch cúm gia cầm được kiểm soát, hộ dân phát triển đàn vịt chạy đồng để tận dụng thức ăn từ vụ lúa đông xuân.
Với những khó khăn đang gặp phải, tỉnh cần có những định hướng mới tốt hơn để ngành chăn nuôi phát triển ổn định.
Liên hệ để được tư vấn miễn phí:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Web : http://duanviet.com.vn – ĐT: 0918755356
Email : lapduanviet@gmail.com
Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất