Dự án trộn bê tông tươi

D

MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: “TRẠM TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI”

Địa điểm thực hiện dự án:

 Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: m2.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.

(Chín tỷ, sáu trăm sáu mươi tám triệu, một trăm ba mươi sáu nghìn đồng)

Trong đó:

  • Vốn tự có (52.5%)                    : 0 đồng.
  • Vốn vay – huy động (47.5%)     : 4.52.000.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Doanh thu từ sản xuất bê tông thương phẩm 12.000m3/năm

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Theo Hiệp hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, một sản phẩm bất động sản được cấu thành có sự tham gia của trên 80 chủng loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, đá ốp lát, cát, sỏi, kính xây dựng…

Những năm qua, nhờ sự phát triển bùng nổ của thị trường bất động sản đã kéo theo nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng (VLXD), tạo đà cho nhóm ngành này có những bước phát triển mạnh mẽ. Số liệu thống kế cho thấy, hầu hết sự tăng trưởng trong sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng của năm sau thường cao hơn năm trước 7 – 10%.

Cùng với xu thế nở rộ của các dự án bất động sản đô thị, nghỉ dưỡng cao cấp, thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam thời gian qua chứng kiến sự lên ngôi của sản phẩm đá tự nhiên, trở thành vật liệu xây dựng không thể thiếu trong các dự án sang trọng cho đến nhiều công trình kiến trúc quan trọng tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Dự án trộn bê tông tươi
Dự án trộn bê tông tươi

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, năm 2020, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi vẫn được Chính phủ quan tâm và thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi tích cực, nhu cầu xây dựng của người dân vẫn nhiều. Đây là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có vật liệu đá tự nhiên.

Hết năm 2020, Bộ Xây dựng thống kê, lượng xi măng tiêu thụ đạt 74 triệu tấn, kính xây dựng đạt 171 triệu m2, sứ vệ sinh đạt 12,8 triệu sản phẩm, đá ốp lát đạt 12 triệu m2, gạch ốp lát đạt 452 triệu m2, vôi công nghiệp đạt 1,5 triệu tấn, tấm lợp fibro xi măng đạt trên 33 triệu m2

Đối với lĩnh vực VLXD không nung, việc đầu tư, sản xuất và sử dụng VLXD không nung đã có sự chuyển biến tích cực; các công nghệ mới, thiết bị mới sản xuất được đầu tư, phát triển và các sản phẩm VLXD không nung đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Chương trình 567 (Chương trình Phát triển VLXD không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg), tổng công suất thiết kế của 3 loại sản phẩm chính là gạch bê tông (gạch xi măng-cốt liệu), gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch bê tông bọt đến năm 2020 đạt khoảng 10,2 tỷ viên/năm.

Mặc dù vậy, hiện nay, các doanh nghiệp chỉ phát huy được trên 40% công suất thiết kế, sản lượng sản xuất đạt khoảng 5 tỷ viên, chiếm trên 25% so với tổng sản lượng VLXD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 7,5 triệu m3 đất sét (tương đương 375 ha đất khai thác ở độ sâu 2 m), giảm tiêu thụ khoảng 750.000 tấn than và giảm thải ra môi trường khoảng 2,85 triệu tấn CO2. Đây là kết quả ấn tượng góp phần giảm thải gây ô nhiễm môi trường và giảm quá trình suy giảm diện tích đất nông nghiệp.

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng dự báo năm 2021, ngành VLXD sẽ đứng trước hai nguồn cầu lớn: Vấn đề khắc phục sự cố lũ lụt ở miền Trung và sạt lở ở miền núi trong năm 2020 cần đến số lượng lớn VLXD các loại đáp ứng cho xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng; thị trường bất động sản đang có chiều hướng phục hồi tốt, dẫn đến đầu tư bất động sản gia tăng, kéo theo việc sử dụng VLXD vào các công trình tăng lên. Thực tế này cho thấy, năm 2021, thị trường VLXD sẽ sôi động vì nguồn cầu đang chờ nguồn cung.

Bệ đỡ chính sách hỗ trợ

Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển ngay từ đầu năm 2021. 

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án XÂY DỰNG TRẠM TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI” tại xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành chècủa tỉnh Lai Châu.

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
  • Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
  • Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

Mục tiêu chung

  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ XÂY DỰNG TRẠM TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;
  • Đầu tư khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất nguyên vật  liệu xây dựng nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, tăng cường ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Tăng cường quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ nội địa.
  • Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lai Châu.
  • Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

Mục tiêu cụ thể

  • Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:
Công suất từ sản xuất bê tông thương phẩm 12.000m3/năm
  • Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
  • Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lai Châu nói chung.