Dự án xây dựng Cầu cảng Quảng Nam
MÔ TẢ DỰ ÁN
I. Thông tin dự án
Tên: XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRIỀN KÉO TÀU VÀ CẦU CẢNG NEO ĐẬU TÀU SỮA CHỮA
Địa điểm: Thôn Đông Xuân, Xã Tam Giang, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam
Quy mô: 8.000,0 m2
Tổng vốn đầu tư: 38.333.600.000 đồng (Ba mươi tám tỷ, ba trăm ba mươi ba triệu, sáu trăm nghìn đồng)
Hình ảnh Dự án đường triền kéo tàu và cầu cảng neo đậu tàu sửa chữa (hình ảnh minh họa)
II. Thông tin về khu vực thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Quảng Nam là một tỉnh giáp biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách Huế 126 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 0 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp biên giới Lào, tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 241 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole – Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.
Thủy văn
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia – Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc – Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ.
Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG – TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.
Điều kiện kinh tế xã hội
Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính năm 2020 sụt giảm ở mức gần 7% so với năm 2019, đây là lần đầu tiên kinh tế tỉnh Quảng Nam tăng trưởng âm kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (năm 1997). Trong mức sụt giảm của toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ giảm 10,2%, chiếm 3,5 điểm phần trăm trongmức giảm chung toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,1% (chiếm 1,8 điểm phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 10,9% (chiếm 2,2 điểm phần trăm); riêng khu vực nông lâm thủy sản ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đây là khu vực duy nhất có mức tăng trưởng dương (+3,5%)
Dân số
Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1,495,812 người, với mật độ dân số trung bình là 149 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Dân cư phân bố trù mật ở dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km² trong khi rất thưa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là dưới 30 người/km². Với 69% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
III. Mục tiêu của dự án
Xây dựng cầu cảng phục vụ cho tàu cá neo đậu và vận chuyển hàng nông sản phục vụ cho kho lạnh và và các dịch vụ hậu cần khác công ty cung cấp.
IV. Phân tích lựa chọn phương án công nghệ
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Dự án Việt để được hỗ trợ tư vấn
V. Hiệu quả về mặt kinh tế
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Dự án Việt để được hỗ trợ tư vấn