Dự án sản xuất bóc tách gỗ

Giới thiệu về dự án sản xuất bóc tách gỗ

Tên dự án: “Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm sản (bóc gỗ) ”

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án:

Trong đó:

+       Vốn tự có (30%)                       : 10. đồng.

+       Vốn vay – huy động (70%)        : 25. 044.000 đồng.

Sự cần thiết của dự án sản xuất bóc tách gỗ

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu lâm sản đạt 7,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 29,9 % trị giá xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 9,6%; lâm sản ngoài gỗ đạt 511 triệu USD, tăng 21,6%. 8 tháng năm 2020, thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chủ yếu của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng trị giá XK 7 tỷ USD, chiếm 89,5% trị giá xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: Gỗ ghép thanh, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất, ngoại thất, viên nén năng lượng…

Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Còn theo báo cáo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu 2020: Thực trạng và cảnh báo một số rủi ro” do nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends vừa công bố cho hay, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, 5 thị trường chính xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn duy trì tương đối ổn định, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU-27. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 6 tháng đầu năm 2020 sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 18% và 12% so với cùng kỳ 2019.

Ngược lại, giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản, EU-27 và Hàn Quốc giảm nhẹ ở mức 4%,11% và 5%. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, nhập khẩu đồ gỗ nội thất lại tăng trưởng trở lại nhưng cấp độ khác nhau theo từng nước. Tính tới năm 2013, hai thị trường Hoa Kỳ và Canada đã đạt và vượt mức giá trị nhập khẩu trước thời kỳ suy thoái, trong khi các quốc gia ở Châu Âu mới đang trong quá trình phục hồi. Tỉ lệ thâm nhập của hàng đồ gỗ nội thất nhập khẩu (là tỉ lệ giữa lượng hàng nhập khẩu và lượng hàng tiêu thụ) toàn thế giới tăng từ 27,8% trong năm 2003 lên 30,6% trong năm 2007. Trong giai đoạn 2008-2009 tỉ lệ này giảm do quá trình suy thoái và sau đó có tăng nhưng vẫn thấp hơn mức cao nhất trước suy thoái.

Trong 10 năm vừa qua, thương mại đồ gỗ nội thất thế giới (là trung bình cộng giữa lượng xuất khẩu từ 70 quốc gia xuất khẩu lớn nhất và lượng nhập khẩu vào 70 quốc gia nhập khẩu lớn nhất) đã có mức tăng trưởng nhanh hơn sản lượng đồ gỗ nói chung và chiếm khoảng 1% tổng lượng hoá giao dịch toàn cầu.

Sức tiêu thụ mặt hàng này được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khác nhau tại các khu vực trên toàn thế giới, trong đó các nền kinh tế đã phát triển sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển. Tăng trưởng nhanh ở các quốc gia đang phát triến cụ thể là ở Châu Á.

Tóm lược dự báo đồ gỗ nội thất tại 70 quốc gia (phân theo khu vực địa lý) như sau:

Tăng trưởng về nhu cầu đồ gỗ nội thất của 70 quốc gia được dự đoán sẽ tăng 3%

Hầu như không có tăng trưởng ở các quốc gia Tây Âu.

Tăng trưởng chậm tại các quốc gia Bắc Mỹ

Hiện nay, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể: Năm 2015 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,79 tỷ USD (+7,8%); riêng 10 tháng đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm sản (Bóc gỗ)” tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành gỗ Việt Nam nói chung và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng.

Các căn cứ pháp lý dự án sản xuất bóc tách gỗ

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam Và Liên Minh Châu Âu.

Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Mục tiêu xây dựng dự án sản xuất bóc tách gỗ

Mục tiêu chung

­   Công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ phải được coi là động lực phát triển kinh tế, góp phần đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất gỗ, tận dụng các lợi thế về đất đai và nhân lực trong vùng, tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với người dân trồng gỗ.

­   Phát triển công nghiệp chế biến gỗ một cách bền vững thông qua việc chế biến gỗ gắn với phát triển gỗ trồng trong nước; góp phần cân đối về khả năng cung cấp nguyên liệu nội địa, nhập khẩu với năng lực chế biến; phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường các biện pháp để giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, minh bạch về nguồn gốc gỗ nguyên liệu.

­   Đầu tư phát triển năng lực chế biến gỗ theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến theo hướng sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp nhu cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

Mục tiêu cụ thể

­   Đầu tư nhà máy bóc gỗ với công suất là 15.600 m3/năm.

­   Góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường gỗ.

–       Tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Phân tích lựa chọn phương án công nghệ

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Dự án Việt để được hỗ trợ tư vấn

Hiệu quả về mặt kinh tế

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Dự án Việt để được hỗ trợ tư vấn

VI. Liên hệ chúng tôi

Hotline: 0918755356 – 0903034381. Email: lapduanviet@gmail.com